Cỏ mần trầu: Đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng

Ngày 18/04/2019 14:00 PM (GMT+7)

Cỏ mần trầu được biết đến là một loại cỏ mọc hoang dại ven đường nhưng có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh. Cùng Eva.vn tìm hiểu thông tin về loại thảo dược quý này qua bài viết này

I. Đặc tính, của cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu tên tiếng anh là Eleusine indica(L.) Gaertn với tên gọi dân gian như cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, ngưu tầm thảo, ngưu cân thảo, hang ma. Đây là loại cây mọc hoang dại ven đường nhưng có rất nhiều tác dụng trong chữa khá nhiều bệnh.

Cỏ mần trầu: Đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng - 1

Hình ảnh cỏ mần trầu trong tự nhiên

1. Đặc điểm cỏ mần trầu

Hiện nay có thể dễ dàng bắt gặp cũng như nhận biết được cỏ mần trầu. Loại cỏ này thuộc họ hàng nhà lúa, mọc thành bụi với chiều cao trung bình 20 – 40 cm. Với thân mọc thẳng, nhắn bóng phân nhánh từ gốc thành nhiều gié khác nhau. Rễ cỏ mần trầu là loại rễ chùm, màu trắng hoặc vàng nhạt.

2. Thành phần cỏ mần trầu

Thành phần hóa học của cỏ mần trầu mang đặc trưng của thảo dược như: Alkaloid, Flavonoid, Beta-sitostero, Saponin, Terpenoid, Counmarin, Quinone, Phenol và Tannin.

Với các thành phần này được sử dụng làm thuốc khá hiệu quả trong điều trị các bệnh cơ thể người cũng như cùng với đó là làm đẹp. Đặc trưng của thuốc này có vị đắng, thanh mát. Có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc sấy khô đều được.

II. Tác dụng của cỏ mần trầu với sức khỏe

Cỏ mần trầu được biết đến là loại thảo dược có nhiều hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh cho cơ thể. Các thành phần của chúng khá lành tính cũng như hiệu quả trong việc điều trị nhiều loại bệnh.

1. Cỏ mần trầu chữa bệnh thận

Loại cỏ này có hiệu quả khá tốt trong việc điều chỉ các bệnh về thận như sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bàng quang. Bài thuốc có thể tham khảo như kết hợp cỏ mần trầu, lá từ bi, kim tiền thảo, ké hoa đào mỗi vị 20g sắc cùng 400ml nước  sử dụng làm nước uống trong ngày 3 lần vào sáng, trưa, chiều.

Cỏ mần trầu: Đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng - 2

Đây là loại cỏ có nhiều tác dụng chữa bệnh

2. Cỏ mần trầu trị tóc bạc

Loại cỏ này được sử dụng nhiều trong việc chăm sóc cũng như điều trị các vấn đề về tóc. Công dụng của chúng giúp tóc đen hơn để hạn chế tình trạng bạc tóc. Cơ chế này do chất Beta – sitosterol giúp giảm thiểu cholesterol trong máu nhờ đó hoocmon DHT không có cơ hội phát triển. Việc gội thường xuyên sẽ là biện pháp chăm sóc tốt tốt, an toàn, tiết kiệm mà có thể yên tâm sử dụng.

3. Cỏ mần trầu cho bà bầu và trẻ sơ sinh

Với các đặc tính thảo dược có vị ngọt nhạt, tính mát, không độc nên cỏ mần trầu an toàn cũng như được sử dụng cho bà bầu và trẻ nhỏ khá tốt. Có thể sử dụng như bài thuốc an thai đối với bà bầu hay điều trị các triệu chứng sau sinh. Đối với trẻ nhỏ có thể trị các bệnh ngoài da như trị rôm, nổi ban đỏ, ngứa…

4. Hỗ trợ bệnh tiểu đường

Vị thanh mát của cỏ mần trầu có tác dụng mát gan, giải độc loại cỏ này cũng được sử dụng để điều trị các căn bệnh về tiểu đường, huyết áp khá hiệu quả. Bài thuốc cỏ mần trầu trị tiểu đường thường kết hợp với quả cau tươi. Đây là bài thuốc dân gian được khá nhiều người sử dụng và đem lại hiệu quả

5. Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

Đối với những người bệnh trĩ thì đây cũng là một bài thuốc quý khi có thể giảm tình trạng nóng trong để hạn chế việc tác động quá nhiều lực lên búi trĩ.

III. Tác dụng làm đẹp cỏ mần trầu

1. Cỏ mần trầu trị mụn

Ngoài việc chữa các bệnh cho cơ thể thì cỏ mần trầu cũng được biết đến là một loại thảo dược có khả năng làm đẹp từ xa xưa được ông cha ta sử dụng.

Cỏ mần trầu là vị thuốc mát, có tác dụng ra mồ hôi, làm mát gan nên đặc biệt đối đối với các căn bệnh về da, đặc biệt là việc trị mụn. Cơ chế đó là việc giúp thoát mồ hôi làm sạch da từ đó giúp hạn chế tình trạng sưng viêm cũng như việc gia tăng các vi khuẩn gây tăng việc tình trạng trứng cá.

2. Cỏ mần trầu trị rụng tóc, mượt tóc

Cỏ mần trầu: Đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng - 3

Sử dụng cỏ mần trầu chăm sóc tóc hiệu quả

Ở các vùng quê sử dụng cỏ mần trầu nấu chung với hương nhu, bồ kết gội đầu để giúp tóc bóng mượt, ngăn rụng tóc. Tóc gội thường xuyên sẽ trở nên bóng mượt, đen, dài cũng như có được độ dày cao.

IV. Bài thuốc từ cỏ mần trầu

Với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nên việc sử dụng loại cỏ này được khuyên dùng, đặc biệt là trong đông y. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể sử dụng chúng một cách trực tiếp mà cần phải kết hợp với các vị thuốc khác để có được hiệu quả tốt nhất.

1. Bài thuốc chữa cao huyết áp:

Nhổ toàn cây, cả rễ rửa sạch, thái nhỏ. Cần 500g, giã nát. Thêm một chén nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước cốt. Lọc lấy nước, có thể cho thêm tí đường cho dễ uống, chia 2 lần uống vào sáng và tối trước khi đi ngủ.

2. Bệnh nhân lao phổi, ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực mệt nhọc, tiểu ít, nước tiểu vàng

Cỏ mần trầu (40g), sắc 200ml uống một lần trong ngày.

3. Phụ nữ có thai người nóng dẫn đến táo bón, buồn phiền, động thai, nhức đầu, nôn mửa, tức ngực

Ngày sắc 12 – 16g khô trong 300ml nước uống 2 – 3 lần.

4. Trẻ con mụn nhọt, sốt cao, sốt xuất huyết, rôm sảy, ban đỏ, tưa lưỡi

Lấy cỏ mần trầu tươi (120g) rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống. Cỏ khô 20g sắc với 400ml nước còn 100ml chia uống hai lần.

5. Nóng trong người, tiểu gắt và vàng, da mẩn đỏ

Cỏ mần trầu (40g), sắc uống một lần trong ngày, có thể thêm 20g rễ cỏ tranh sắc chung uống trong ngày.

6. Chữa đái dầm ở trẻ

Lấy 20g cỏ mần trầu, mùi tàu 20g, rau ngổ 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g thái nhỏ, sắc uống sau bữa ăn chiều.

7. Đề phòng viêm màng não truyền nhiễm

Cỏ mần trầu 30g sắc uống trong ngày. Uống liền 3 ngày, nghỉ 10 ngày, sau đó lại uống tiếp 3 ngày nữa.

8. Chữa sốt cao co giật, hôn mê

Cỏ mần trầu 120g. Sắc với 600 ml nước, còn 400 ml, thêm ít muối, cho uống nhiều lần trong 12 giờ.

9. Thanh nhiệt, giải độc

Mần trầu cũng một vị thuốc trong toa thuốc căn bản: Cỏ tranh 8g, rau má 8g, cỏ mực 8g, cam thảo đất 8g, ké đầu ngựa 8g, mần trầu 8g, gừng tươi 2g, củ sả 4g, vỏ quýt 4g.

10. Chữa viêm da, vàng da

Cỏ mần trầu tươi 60g. Rễ cây tổ kén đực (1 loài cây dó) 30g. Sắc uống.

11. Chữa thấp nhiệt, hoàng đản

Cỏ mần trầu tươi 60g, sơn chi ma 30g. Sắc uống.

12. Chữa viêm tinh hoàn

Cỏ mần trầu 60g. Cùi vải 10 cùi. Sắc uống.

13. Chữa phong nhiệt, ghẻ lở, mẩn ngứa

Lấy cỏ mần trầu tươi, rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt uống. Ngày 2 – 3 lần.

14. Chữa cảm, sốt nóng, người mẩn đỏ, tiểu tiện vàng ít

Mần trầu 16g, Cỏ tranh 16g. Sắc uống trong ngày.

15. Trị kiết lỵ

Cỏ mần trầu 40-80g, sắc nước hòa đường đen uống, ngày 2 lần.

IV. Cách nấu cỏ mần trầu

Hiện nay, có 2 cách nấu cỏ mần trầu phổ biến nhất khi có thể sử dụng được lâu dài cũng như mang lại hiệu quả tốt đó là chế biến thành nước dùng hoặc tinh dầu.

Việc chế biến thành nước được nhiều người biết đến và sử dụng phổ biến hơn cả. Có thể sử dụng cỏ mần trầu phơi khô hoặc tươi nấu thành nước để uống hằng ngày hoặc kết hợp cùng các vị thuốc khác. Ngoài ra, việc đun nước gội đầu cũng được nhiều người sử dụng để chăm sóc cũng như giải quyết các vấn đề về tóc.

Cỏ mần trầu: Đặc điểm, tác dụng và cách sử dụng - 4

Cách sử dụng cỏ mần trầu khô để nấu thành nước

Bên cạnh đó, với sự phát triển của công nghệ hiện đại thì việc sử chế tác thành tinh dầu hiện cũng đang ngày càng trở nên phổ biến để có thể sử dụng lâu dài.

Cam thảo: Lợi ích chữa bệnh và tác dụng phụ cần biết
Cam thảo là một loài thực vật có hoa có nguồn gốc từ châu Á. Nó được sử dụng như một chất làm ngọt trong y học cổ truyền Trung Quốc cũng như nhiều bài...
PV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe