Quả dứa: 15 tác hại nếu ăn không đúng cách

Ngày 11/04/2019 17:31 PM (GMT+7)

Dứa là loại quả được yêu thích trong mùa hè, ngoài những tác dụng tích cực thì dứa còn mang tới nhiều tác hại nếu bạn ăn không đúng cách.

Dứa cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao, thơm ngon nên rất được yêu thích trong mùa hè. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng bạn cần phải thật cẩn thận nếu không sẽ để lại ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì cứ 100g dứa có 8g protid, 1g axit hữu cơ, 6,5 glucid, 90,5g nước, 0, 15mg canxi, 17mg photpho, 0,5mg sắt, 24mg vitamin C và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, PP, caroten…

Có thể thấy dứa cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng loại quả này nếu không cẩn thận sẽ gây ngộ độc, thậm chí còn nguy hiểm tới tính mạng.

Quả dứa: 15 tác hại nếu ăn không đúng cách - 1

Ăn dứa nhiều có tác hại khiến bạn không ngờ

15 tác hại của quả dứa bạn nên biết

1. Có thể gây ngộ độc

Ăn dứa có thể gây ngộ độc bởi trong mùa hè, đúng mùa dứa chín thường xuất hiện loại nấm độc Candida tropicalis trên mặt đất ẩm. Do dứa mọc thấp, quả nằm sát mặt đất,  nấm dễ dàng bám vào quả dứa.

Bên cạnh đó, trong quá trình thu hái quả dứa thường được đổ đống dưới mặt đất nên nấm có thể xâm nhập và bên trong những quả bị dập nát, thối khiến loại nấm này lan rộng ra các quả khác. Người bị ngộ độc nhẹ có thể cảm thấy mệt mỏi, ngứa ngáy, khó chịu, da nổi mề đay. Bụng đau dữ dội, nôn mửa hoặc đi ngoài sau khi ăn dứa. Tình trạng ngộ độc nặng hơn có thể gây khó thở, tụt huyết áp, người bải hoải và nôn ói nhiều.

2. Có thể gây dị ứng

Cũng do loại nấm độc có tên là Candida tropicalis ký sinh, phát triển trên quả dứa nếu bạn vô tình ăn phải cũng sẽ gây ra những triệu chứng dị ứng như: ngứa cổ họng, sưng môi…Để tránh bị dị ứng bạn nên rửa qua với nước muối trước khi gọt dứa.

3. Không tốt cho bà bầu

Ăn dứa có thể giảm tình trạng ốm nghén khi mang thai. Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé. Bởi trong dứa có nhiều enzyme, có một số loại làm tăng co bóp tử cung dẫn tới sảy thai trong những tháng đầu của thai kỳ. Do đó bà bầu không nên ăn loại quả này.

4. Ảnh hưởng không tốt tới người viêm khớp

Dứa có đặc tính chống viêm giúp giảm viêm khớp. Nhưng những người bị viêm khớp, viêm thấp khớp cẩn thận khi ăn dứa. Không nên ăn quá nhiều bởi những thành phần trong dứa khi vào cơ thể có thể được chuyển thành rượu. Khi vào đường tiêu hóa, rượu này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với người bị bệnh viêm khớp, tăng nguy cơ bị loãng xương.

5. Tác hại của dứa với người tiểu đường

Quả dứa có hàm lượng đường tự nhiên khá lớn nên không hề tốt cho người bị tiểu đường. Nếu bạn ăn quá nhiều sẽ khiến lượng insulin trong máu tăng cao gây bất lợi cho người tiểu đường. Do đó, những người bị tiểu đường nên tránh xa loại quả này.

Quả dứa: 15 tác hại nếu ăn không đúng cách - 2

Dứa chứa nhiều đường không

6. Xung đột với nhiều loại thuốc

Những loại enzym trong dứa có thể phản ứng với một số loại thuốc gây hại cho người dùng. Đặc biệt là những loại thuốc kháng sinh và thuốc chống co giật thì người dùng tuyệt đối không nên ăn dứa.

7. Gây buồn nôn

Trong quả dứa có chất Bromelain có thể dẫn tới tình trạng chóng mặt, nôn ói, nổi mề đay. Nếu ăn dứa vào lúc đói sẽ khiến tình trạng này sẽ nguy hiểm hơn. Nên ăn dứa sau bữa ăn với vai trò như một loại hoa quả tráng miệng.

8. Gây sưng và nhiễm trùng cổ họng

Quả dứa có nhiều axit nên ảnh hưởng tới việc sản sinh chất nhầy trong miệng và cổ họng. Nó còn có thể gây bong da ở miệng và cổ họng dẫn tới tình trạng sưng và nhiễm trùng cổ họng. Do vậy, để tránh tình trạng này xảy ra bạn không nên ăn quá nhiều dứa cùng một lúc.

9. Xung đột với thuốc huyết áp

Nếu bạn đang sử dụng thuốc huyết áp thì không được ăn dứa vì dứa có nguồn kali khá lớn. Bởi sự kết hợp này có thể khiến huyết áp của bạn giảm xuống mức thấp gây nguy hiểm tới tính mạng.

10. Gây rát, tưa lưỡi

Tình trạng ngứa, rát lưỡi, tưa lưỡi rất thường gặp khi ăn dứa. Nguyên nhân là vì trong dứa có chất glycoside gây ra các kích thích tới vùng da, niêm mạc miệng khi bạn ăn dứa.

11. Gây viêm da dị ứng

Trong quả dứa có rất nhiều loại enzyme khác nhau, một số loại enzyme khi vào cơ thể sẽ gây viêm da dị ứng, nổi mề đay, ngứa rát rất khó chịu. Khi gặp những triệu chứng này bạn nên dừng ngay việc ăn dứa.

Quả dứa: 15 tác hại nếu ăn không đúng cách - 3

Ăn dứa có thể gây viêm da dị ứng

12. Dứa gây hại men răng

Một trong những tác hại của dứa mà bạn không thể ngờ tới đó là nó có thể gây tổn thương tới men răng của bạn. Dứa có độ pH dao động từ 3,3-5,2. Điều này cũng có nghĩa là nó có tính axit tự nhiên. Nếu bạn ăn dứa thường xuyên, trong 1 thời gian dài sẽ khiến men răng bị xói mòn, dẫn tới răng tình trạng răng nhạy cảm. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này bạn nên uống nước dứa ép pha loãng, đặc biệt là đối với những người có răng nhạy cảm, men răng yếu.

13. Gây khó chịu cho những người dị ứng phấn hoa

Người bị dị ứng phấn hoa, bụi cũng nên cẩn thận khi ăn dứa. Bởi cơ thể có thể bị nhầm lẫn giữa protein có trong dứa với những loại bụi, phấn hoa mà bạn bị dị ứng. Khi thấy xuất hiện những triệu chứng như: sưng môi, lưỡi, nghẹn họng, nóng rát ở môi hoặc miệng, ống tai…thì nên ngừng ăn dứa ngay lập tức.

14. Gây tiêu chảy

Lượng vitamin C mà dứa cung cấp rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều dứa dẫn tới việc dư thừa loại vitamin này sẽ phát sinh nhiều vấn đề như: ợ nóng, mất ngủ, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy…

Bạn nên nhớ, vitamin C là loại vitamin có thể tan trong nước. Điều này có nghĩa là cơ thể chỉ tiêu thụ 1 lượng vitamin nhất định, nếu dư thừa thì cơ thể đào thải ra ngoài cùng với nước tiểu.

Quả dứa: 15 tác hại nếu ăn không đúng cách - 4

Ăn quá nhiều dứa sẽ gây tiêu chảy vì lượng vitamin C dư thừa trong cơ thể

15. Rối loạn về thận

Lượng kali tự nhiên có trong dứa giúp điều hòa huyết áp và giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên nếu lượng kali này quá nhiều sẽ tăng nguy cơ bị sỏi thận. Bởi thận sẽ phải làm việc quá mức để bài tiết lượng kali dư thừa trong cơ thể. Do đó những người gặp vấn đề về thận thì nên cẩn thận khi ăn dứa hoặc tham khảo những ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung loại quả này vào đĩa trái cây của bạn.

Quả dứa đem lại những lợi ích nhất định đối với sức khỏe như: cung cấp những loại vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp phòng tránh nhiều loại bệnh trong đó có cả bệnh ung thư. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều hoặc quá trình sơ chế không đảm bảo thì có thể dẫn tới nhiều vấn đề tiêu cực về sức khỏe. Điển hình là tình trạng ngộ độc, gây dị ứng, nôn mửa, tiêu chảy và nhiều tác động khác nữa. Cần phải ăn uống với lượng nhất định sẽ giúp bạn nhận được nhiều tác dụng tốt từ loại quả này đối với sức khỏe và làm đẹp.

Hy vọng những thông tin trên đây của chúng tôi giúp bạn thưởng thức loại quả đặc biệt của mùa hè này đúng cách, đúng liều lượng để tránh những tác hại của dứa đối với sức khỏe.

Những tác dụng phụ của hạt chia bạn nên biết
Cùng với những nhóm ngũ cốc, hạt chia được khá nhiều người yêu thích sử dụng. Tuy nhiên, bạn có biết khi sử dụng quá nhiều hạt chia sẽ dẫn đến những...
PV
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe