"Cơn bão" cytokine ca sĩ Phi Nhung gặp phải nguy hiểm thế nào khiến bao người trẻ bị đánh gục?

MINH MINH - Ngày 28/09/2021 19:45 PM (GMT+7)

"Cơn bão cytokine" mà nữ ca sĩ Phi Nhung gặp phải cũng xảy ra với không ít bệnh nhân mắc COVID-19, đặc biệt là ở những người trẻ.

Mới đây thông tin nữ ca sĩ Phi Nhung qua đời sau một thời gian chống chọi với căn bệnh COVID-19 khiến không ít người sững sờ, thương tiếc. 

Theo thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy - nơi điều trị cho ca sĩ Phi Nhung, cô được chuyển đến Khoa Hồi sức Cấp cứu bệnh viện tối 26/8 trong tình trạng sốc, tụt huyết áp và được thở máy.

Người đại diện của nữ ca sĩ từng chia sẻ, Phi Nhung nhiễm COVID-19 không rõ nguồn lây và chưa tiêm vaccine, bệnh trở nặng hơn mỗi ngày.

Phi Nhung đã có hơn 40 ngày nằm viện điều trị nhưng không qua khỏi dù được các bác sĩ dốc lòng cứu chữa. Theo chẩn đoán ban đầu, nữ ca sĩ sinh năm 1970 đã có biến chứng nặng khi nhiễm bệnh, đông đặc phổi và hoại tử một phần phổi kèm "cơn bão cytokine", suy đa cơ quan. 

Thực tế trong đợt dịch COVID-19 diễn ra ở TP.HCM vừa qua cũng đã ghi nhận không ít trường hợp bệnh nhân trải qua tình trạng "cơn bão cytokine" như Phi Nhung. 

Nữ a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/lang-sao/sao-viet-24h-con-dau-hinh-anh-sang-chanh-truoc-day-vo-hot-girl-kem-37-tuoi-cua-quang-minh-gio-xu-dau-cham-con-c20a617298.htmlca sĩ Phi Nhung/a qua đời sau một thời gian chiến đấu với bệnh COVID-19.

Nữ ca sĩ Phi Nhung qua đời sau một thời gian chiến đấu với bệnh COVID-19. 

Tiến sĩ Đỗ Ngọc Sơn, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai, Phụ trách Trung tâm hồi sức tích cực tại Bệnh viện Dã chiến số 16 từng chia sẻ, có 70% bệnh nhân COVID-19 điều trị tại ICU ở đây mắc hội chứng cytokine. Tình trạng này xảy ra ở tất cả các độ tuổi, song tấn công chính vào người trẻ. Bác sĩ từng điều trị cho những bệnh nhân 17 hay 22 tuổi gặp "bão cytokine". Cơ thể họ suy sụp nhanh, nhiều trường hợp không qua khỏi.

Vậy "cơn bão cytokine" là gì? Nó nguy hiểm như thế nào đối với bệnh nhân COVID-19?

"Cơn bão cytokine" ảnh hưởng thế nào đến bệnh nhân COVID-19?

Cơn bão cytokine (Cytokine storm) là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy hô hấp nặng và tử vong nhanh chóng ở bệnh nhân COVID-19.

Chia sẻ với Sức khỏe Đời sống, TS. BS Quan Thế Dân cho biết, cytokine để chỉ chất tiết của các tế bào bạch cầu và nội mô trong quá trình viêm, là một phần của đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cytokine không phải kháng thể hay hormone, nhưng là các chất có hoạt tính sinh học rất mạnh, có tác dụng tại chỗ, nên còn được gọi một cách không chính thức là các "hormone tế bào".

Khi virus xâm nhập vào cơ thể, các tế bào lympho T nhận diện virus, tiết ra các cytokine để kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động, lympho B sản xuất ra kháng thể, lympho T khác thì tăng sinh để trực tiếp bắt giữ virus, các bạch cầu được thu hút đến nơi có virus, các mạch máu được mở rộng để chuyên chở vật chất đến nơi chiến đấu với virus… Tất cả các hoạt động này có được là do vai trò của các cytokine.

Sự đề kháng của cơ thể lớn dần và virus bị ức chế dần, sau 7-10 ngày, bệnh nhân loại bỏ được hoàn toàn virus và khỏi bệnh. Có 80% bệnh nhân khỏi bệnh một cách êm ả sau vài ngày nóng sốt, đau họng. Tuy nhiên 20% người bệnh lại có thể bị trở nặng, xảy ra "cơn bão cytokine".

Cơn bão cytokine xảy ra nhiều ở những người trẻ là chủ yếu do hệ miễn dịch mạnh. (Ảnh minh họa)

"Cơn bão cytokine" xảy ra nhiều ở những người trẻ là chủ yếu do hệ miễn dịch mạnh. (Ảnh minh họa)

Khi hệ miễn dịch bị kích thích quá mức, các cytokine tràn ngập trong máu, như một cơn bão… gây nên các phản ứng viêm, đông máu, giảm bạch cầu lympho, thâm nhiễm tế bào đơn nhân các cơ quan.

Những ảnh hưởng nghiêm trọng của "cơn bão cytokine":

- Phản ứng viêm quá mức xảy ra, đặc biệt ở phổi. Các phế nang xung huyết, tràn ngập dịch viêm, thành phế nang dày lên, giảm sức căng bề mặt, các mao mạch xung huyết. Tất cả cản trở hấp thụ oxy khiến oxy trong máu giảm thấp. Tuy nhiên có điều kỳ lạ là mặc dù oxy máu giảm thấp nhưng người bệnh không nhận thức được tình trạng này.

- Kích hoạt tình trạng tăng đông máu, làm đông máu rải rác khắp các mao mạch phổi, tắc nghẽn lượng máu đến các phế nang, dẫn đến trao đổi oxy càng tồi tệ thêm. Hậu quả là hai lá phổi sũng nước, đông đặc lại. 

Lúc này người bệnh khó thở rất nặng, môi và đầu ngón tay, chân tím tái, người bệnh há mồm ra thở, nhịp thở trên 30 lần/phút, nặng hơn thì lú lẫn hôn mê. Đo bão hoà oxy máu thấy xuống thấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ tử vong. 

Với lá phổi bị cơn bão cytokine tàn phá như vậy thì thở oxy, kể cả thở oxy dòng cao hay thở máy cũng không hấp thu oxy được. Người bệnh sẽ tử vong nhanh chóng. 

Hiện nay có 2 phương pháp để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 có xảy ra "cơn bão cytokine" đó là dùng thuốc kháng viêm, ức chế miễn dịch và lọc máu liên tục cần đến nhân sự, máy móc, chi phí rất cao... Bệnh nhân đã tiêm ngừa vắc xin thì tỉ lệ diễn tiến nặng giảm đi rõ rệt, số lượng gặp "cơn bão cytokine" cũng ít hơn.

Cả gia đình bỗng là F0, mẹ bỉm Sài Gòn kể về 3 tuần chiến đấu với COVID-19 tại nhà
Chị Phạm Hoàng Mỹ Tiên đang sống tại quận 8, TP. HCM cho biết gia đình chị bỗng dưng trở thành F0 không rõ nguồn lây nhiễm. Chị và gia đình đã có hành...

Dịch COVID-19

MINH MINH (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phi Nhung