Phụ nữ hay bị "hành" hơn khi tiêm ngừa COVID-19, đừng tưởng do đàn ông khỏe hơn

Ngày 15/09/2021 11:12 AM (GMT+7)

Theo các chuyên gia, khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19, chị em có nguy cơ gặp các tác dụng phụ cao hơn so với nam giới vì một số lý do đặc biệt. 

Gặp tác dụng phụ khi tiêm vắc xin là hiện tượng khá phổ biến. Việc này không gây hại cho sức khỏe của bạn về trước mắt cũng như lâu dài. 

Hệ thống miễn dịch và cơ thể bạn thường thể hiện các triệu chứng dựa trên sự phản ứng với các tác nhân gây bệnh bên ngoài, từ nhẹ tới nặng.

Từ sốt, mệt mỏi, buồn nôn tới đau mỏi cơ thể đều là các tác dụng phụ hay gặp. Ngoài ra, nhiều người cũng có thể bị ngứa, nổi mẩn đỏ, sưng nơi tiêm… Các biểu hiện này thường khỏi sau vài ngày.

Theo các báo cáo, a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/phụ nữ/a dễ gặp các phản ứng phụ khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 hơn.

Theo các báo cáo, phụ nữ dễ gặp các phản ứng phụ khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 hơn.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), các nghiên cứu cho thấy hầu hết các phản ứng khi tiêm vắc xin COVID-19 đều không nghiêm trọng nhưng thực tế là phụ nữ thì gặp nhiều tác dụng phụ hơn nam giới.

Cụ thể, trong số gần 7.000 báo cáo phản ứng phụ gửi về CDC Mỹ trong vòng một tháng thì hơn 79% trường hợp là phụ nữ, với các triệu chứng hay gặp nhất là đau đầu, mệt mỏi và chóng mặt.

Ngoài ra, khi tiêm vắc xin, phụ nữ cũng dễ gặp tác dụng không mong đợi khác như ngứa, đỏ rát. Mảng da sần sùi, ngứa đỏ nổi rõ ở chỗ tiêm chiếm khoảng 95% các phản ứng xảy ra khi tiêm Moderna. 

Theo Usatoday, nguyên nhân khiến phụ nữ có nguy cơ cao hơn gặp tác dụng phụ khi tiêm vắc xin, theo các chuyên gia, có thể do chị em có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ sản xuất kháng thể mạnh mẽ hơn các đấng mày râu.

Nam giới ít gặp tác dụng phụ hơn khi tiêm vắc xin không hẳn vì khỏe mạnh hơn.

Nam giới ít gặp tác dụng phụ hơn khi tiêm vắc xin không hẳn vì khỏe mạnh hơn. 

"Về sinh học, đôi khi cơ thể phụ nữ tạo ra gấp đôi kháng thể sau khi tiêm vắc xin so với nam giới", bà Rosemary Morgan, Trường Y Bloomberg, Đại học John Hopkins (Mỹ) cho biết.

Theo bác sĩ Daniel Saban, Đại học Duke (Mỹ), có thể do phụ nữ có nhiều tế bào T CD4+ hơn - giúp kích hoạt các tế bào khác của hệ miễn dịch sinh ra kháng thể chống virus.

"Đó là do phản ứng miễn dịch đáp ứng đang hoạt động mạnh mẽ hơn với vắc xin", ông Daniel Saban nói.

Theo ABP News Bureau, một số chuyên gia cho rằng, một lý do khác khiến phụ nữ được báo cáo hay gặp tác dụng phụ hơn còn do các yếu tố hành vi, chẳng hạn như phụ nữ được coi là dễ chia sẻ về các vấn đề sức khỏe, cảm giác khó chịu của mình hơn so với nam giới.

Cuối cùng, nội tiết tố cũng có thể ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch của một người. Theo các chuyên gia, nội tiết tố nữ estrogen ở phụ nữ thường làm tăng các phản ứng của hệ thống miễn dịch, trong khi đó nội tiết tố nam testosterone ở nam giới lại ức chế hệ thống miễn dịch… Đây chính là lý do chính khiến hội anh em ít gặp tác dụng phụ hơn vợ, mẹ, nữ đồng nghiệp, chị em gái… của họ.  

6 việc bạn không nên làm sau khi vừa tiêm vắc xin ngừa COVID-19
Các chuyên gia cho rằng một vài hoạt động tốt nhất bạn nên hạn chế làm sau vài ngày đầu tiêm ngừa để bảo vệ sức khỏe.

Vắc xin COVID-19

Yên Minh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Vắc xin COVID-19