Cả gia đình bỗng là F0, mẹ bỉm Sài Gòn kể về 3 tuần chiến đấu với COVID-19 tại nhà

Hữu Huy - Ngày 05/08/2021 09:23 AM (GMT+7)

Chị Phạm Hoàng Mỹ Tiên đang sống tại quận 8, TP. HCM cho biết gia đình chị bỗng dưng trở thành F0 không rõ nguồn lây nhiễm. Chị và gia đình đã có hành trình vượt qua COVID-19 sau 3 tuần cách ly ở nhà.

img alt src/upload/3-2021/images/2021-08-02/f0-me-tien-1627900687-13-width600height941.jpg stylewidth: 600px; height: 941px; /

Căn nhà trong hẻm thuộc phường 5, quận 8, TP. HCM của gia đình chị Phạm Hoàng Mỹ Tiên mấy hôm nay đủ đầy, rộn ràng trở lại. Ba mẹ chị vừa được xuất viện 2 ngày trước sau 3 tuần điều trị COVID-19 tại Bệnh viện Trưng Vương. Vợ chồng chị cũng đã gần như bình phục sau ngần đó thời gian tự chống chọi bệnh tại nhà. Hai nhóc tỳ nhà chị - một 2 tuổi, một 4 tuổi - dù không làm xét nghiệm nhưng cũng có các triệu chứng bệnh dịch như người lớn, chỉ có điều sau vài hôm là các con khỏe khoắn, trở lại nếp ăn, chơi như thường. 

"3 tuần đó thực sự nhiều thăng trầm, có lúc thấy mình mạnh mẽ, bình tĩnh lạ thường, có khi hốt hoảng, hoang mang cực độ. Nhưng may mắn là tất cả qua rồi và mọi người trong nhà đều vẫn bình an", chị Tiên chia sẻ.

Chị kể lại, ngày 10/7, ba chị là người đầu tiên trong gia đình có những biểu hiện mệt mỏi, sốt, ho. Tiếp đó là mẹ chị rồi lần lượt tới cô em gái rồi cả hai vợ chồng chị Tiên. 

“Những ngày đầu, cả nhà ai cũng nghĩ là bị cảm thôi vì hắt hơi, ho sù sụ, rồi sổ mũi. Nhưng vấn đề là mọi người cùng bị triệu chứng giống nhau và càng ngày càng nặng hơn, không có dấu hiệu giảm. Người thì mệt lả không làm gì nổi, tay chân rã rời, còn riêng mình thì đau sưng con mắt, mất mùi, mất vị một cách rõ rệt. Đến ngày 15/7, ba mình sốt ruột quá nên tự mua que test nhanh về test thì dương tính với SARS-CoV-2”, chị Tiên kể.

Chị cho biết thêm, thời điểm ấy, gia đình chị hoang mang không biết nguồn lây bệnh từ đâu. Sau này nghĩ lại, có lẽ do ba chị làm ngoài công trình (ông là nhân viên công ty cấp nước) hoặc từng tiếp xúc với người cùng tổ dân phố là F0 nên bị lây. 

Theo lời bà mẹ bỉm sữa 29 tuổi này thì cả gia đình chị đều trải qua hết các triệu chứng ho, sốt, tiêu chảy, đau cơ, mất khứu giác và vị giác là rõ nhất, ăn không ngon miệng nên ăn uống được rất ít. 

"Mẹ mình 56 tuổi, ba lớn hơn mẹ một tuổi, lại bị cao huyết áp nữa. Ông bà biết mắc bệnh là tinh thần sa sút liền, lo mất ăn mất ngủ luôn. Em gái mình 20 tuổi, tuy không có bệnh nền gì nhưng các triệu chứng điển hình thì có đủ. Vì thế, ngay khi liên hệ được với các bác sĩ là đưa cả 3 nhập Bệnh viện Trưng Vương (quận 10) luôn hôm 16/7. Ở đó, cả 3 người được làm tets PCR và đều cho kết quả dương tính", chị Tiên kể. 

Cả gia đình bỗng là F0, mẹ bỉm Sài Gòn kể về 3 tuần chiến đấu với COVID-19 tại nhà - 2

Chị Mỹ Tiên chia sẻ về tình trạng nhiễm bệnh của vợ chồng mình trên mạng xã hội và nhận được sự hỏi thăm, trợ giúp của nhiều người thân, bạn bè. 

Tại bệnh viện, mẹ chị Tiên được thở máy 6 ngày, ba của chị được thở máy 3 ngày, sau đó cả hai được chuyển sang phòng hồi sức tiếp tục theo dõi và điều trị. Em gái chị mau chóng giảm triệu chứng chỉ sau 3-4 ngày vào viện.

Trong khi đó ở nhà, chồng chị Tiên bắt đầu ho nhiều và thở dốc. Riêng chị có dấu hiệu mệt lả người. Hai con của anh chị (một bé 2 tuổi và một bé 4 tuổi) cũng bị phát ban và tiêu chảy, nhưng vẫn ăn uống và chơi ngoan.

Trước tình huống này, chị Tiên khá lo lắng và thông báo y tế địa phương, được hướng dẫn tự đến bệnh viện để làm xét nghiệm COVID-19. “Lúc đó y tế phường thông báo là không thể xuống nhà được vì quá tải nên chồng mình dù đang mệt mỏi, vẫn cố gắng đưa vợ con đi làm test dịch vụ. Sau khi test thì kết quả chồng mình âm tính dù có những triệu chứng rõ rệt, còn mình thì dương tính”, chị Tiên nhớ lại.

Chị Tiên chia sẻ thêm, thời điểm gia đình chị nhiễm bệnh rơi vào lúc y tế quá tải. Do đó, gia đình chị quyết định tự cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà.

img alt src/upload/3-2021/images/2021-08-02/f0-tien-1627901285-591-width650height433.jpeg stylewidth: 650px; height: 433px; /

Đến thời điểm chia sẻ câu chuyện của mình, chị Tiên cho biết đã trải qua khoảng 21 ngày kể từ khi phát hiện mình và gia đình trở thành F0. Hai ngày trước, ba mẹ chị đã xuất viện, sức khỏe trở lại bình thường. Cô em gái bình phục sớm nên được về trước. Hiện tại, chị và mẹ vẫn khúc khắc ho, còn lại hầu như mọi người trong gia đình đều đã ổn.

Cả gia đình bỗng là F0, mẹ bỉm Sài Gòn kể về 3 tuần chiến đấu với COVID-19 tại nhà - 4

Vợ chồng chị Tiên và hai con ở quận 8, TP HCM.

Chia sẻ về cách tự trị bệnh tại nhà, theo chị Tiên, trong thời gian 3 tuần ở nhà, gia đình chị vẫn ăn uống theo khẩu phần như thường ngày. Riêng ngày đầu tiên, do nhiều thành viên trong gia đình bị sốt, không ăn cơm được nên chị nấu cháo, sau đó thì cả nhà ăn cơm canh, món mặn như bình thường. Bên cạnh đó, chị bổ sung nước cam/chanh pha mật ong mỗi ngày cho người nhà.

“Quan trọng là phải bình tĩnh và lạc quan, nhà mình uống vitamin C sủi vào mỗi buổi sáng. Riêng mình bị hạ canxi nặng do bản thân có bệnh về tuyến giáp nên mình bổ sung canxi sủi. Hai vợ chồng mình và bé nhỏ có triệu chứng tiêu chảy, nên cũng có uống thuốc tiêu chảy cầm lại và uống sủi Oresol để bù nước và điện giải.

Chồng mình thì có triệu chứng ho sốt 4 ngày không giảm nên uống thuốc hạ sốt liều 500mg tầm khoảng 4-5h/lần. Do chồng mình ho nặng, thở dốc nên có liên hệ bác sĩ ở Bệnh viện Trưng Vương và một số bác sĩ trên đường dây nóng tư vấn. Bác sĩ tư vấn uống nước ấm, nếu ho nhiều thì uống thuốc ho. Bác sĩ còn dạy chồng mình cách nằm sấp và hít thở đều từ nhẹ đến sâu dần", chị chia sẻ.

Chị cho biết, khoảng thời gian anh xã bị ho nhiều, thở dốc, cả hai vợ chồng chị khá hoảng vì lo tình hình sẽ diễn biến xấu nhanh. Nhưng chỉ sau 2 ngày áp dụng cách hít thở, nằm sấp, tình trạng của anh thuyên giảm hẳn, hai vợ chồng bình tĩnh và lại động viên nhau cố gắng vượt qua.

"Ngoài ra, nhà mình cũng xông hơi bằng sả gừng chanh hoặc thuốc xông. Nói chung phải đổ mồ hôi mới khỏe, chồng mình có tập thể dục, vận động cơ thể. Còn mình thì do vừa phải làm việc nhà, vừa chăm 2 bé vì vậy cơ thể vận động khá nhiều mà không cần tập thêm. Ngoài ra, nhà mình còn ra phơi nắng ngoài ban công”, chị Tiên chia sẻ thêm.

Về vệ sinh trong nhà, chị Tiên cho biết đã giặt giũ đồ đạc, vệ sinh vệ sinh, nhà bếp sạch sẽ, tạo không gian thoáng. Sau đó, được người thân gửi cho dung dịch vệ sinh và khử trùng, chị pha theo liều lượng hướng dẫn và phun xịt khử khắp khắp nhà.

img alt src/upload/3-2021/images/2021-08-04/tu-the-nam-sap-cai-thien-phoi-1628071474-257-width679height638.jpg stylewidth: 679px; height: 638px; /

Theo chị Tiên, sau khi chị chia sẻ kinh nghiệm tự điều trị bệnh ở nhà, rất nhiều người đã nhắn tin hỏi han và thắc mắc vì sao chị không đăng tải thông tin các loại thuốc gia đình sử dụng để mọi người học theo.

Chị Tiên cho rằng tất cả những loại thuốc đó là để hỗ trợ điều trị triệu chứng (sốt, ho, tiêu chảy,…) chứ không phải thuốc có thể chữa khỏi virus.

“Vẫn là vitamin C sủi tăng cường sức đề kháng, thuốc ho vì phòng lỡ ho quá nhiều, thuốc tiêu chảy để cầm lại trong quá trình đi quá nhiều và mất nước, Oresol nước biển khô để bù nước và điện giải, thuốc hạ sốt. Mọi người đừng kêu gọi sử dụng thuốc này thuốc kia để những người không mua được đúng loại đó lại hoang mang rồi cũng không dám mua những loại thuốc khác có hiệu quả tương tự”, chị Tiên bày tỏ.

Cũng theo chị Tiên, các bác sĩ luôn căn dặn: Những ai không có kiến thức chuyên môn đừng chỉ dạy mọi người uống thuốc này hay thuốc kia để trị bệnh.

“Nghìn người thì có nghìn thể trạng khác nhau, chưa kể có bệnh nền phải uống thuốc đặc trị. Nếu lỡ vô tình những loại thuốc được “truyền tai” mà họ uống phản ứng với thuốc đặc trị thì sinh ra hậu quả khó lường. Hiện trên mạng có số hotline của các bác sĩ tư vấn, các bác sĩ sẽ nghe theo từng triệu chứng của riêng mỗi người mà hướng dẫn thuốc uống kèm liều lượng. Hãy sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ”, chị Tiên nhắn gửi.

Sau 3 tuần chiến đấu và chiến thắng COVID-19 tại nhà, chị Tiên đúc rút 3 điều mình coi là quan trọng nhất: 

- Thật bình tĩnh và luôn cố gắng tăng cường sức đề kháng: Hoảng loạn chỉ khiến bệnh nặng thêm. Đặc biệt khi bị mất vị giác, khứu giác, không muốn ăn uống gì thì càng phải cố gắng ăn để nạp dinh dưỡng cho cơ thể thêm sức chiến đấu. 

- Tư vấn các bác sĩ uy tín, nghe theo hướng dẫn chính thống của Bộ Y tế, không tùy tiện áp dụng những lời mách của người không có chuyên môn, không dùng theo đơn thuốc của người khác chia sẻ trên mạng.

- Luôn lắng nghe cơ thể mình, nhận ra những dấu hiệu thay đổi để hỏi bác sĩ và làm theo các hướng dẫn kịp thời.

Cả gia đình bỗng là F0, mẹ bỉm Sài Gòn kể về 3 tuần chiến đấu với COVID-19 tại nhà - 6

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP. HCM) đưa ra một số lưu ý hướng dẫn việc cách ly và điều trị F0 tại nhà.

Theo bác sĩ Khanh, việc quan trọng nhất là phải tuân thủ các hướng dẫn của cơ quan y tế về chế độ theo dõi bệnh và cách ly theo đúng 5K. F0 không được ra khỏi nhà cho đến khi ngành y tế cho phép. Đồng thời, phải giữ khoảng cách hơn 2 mét với người trong nhà, mang khẩu trang và tấm che giọt bắn khi được tiếp tế. Không ăn chung, không ngủ chung, không nghỉ ngơi sinh hoạt chung với người trong gia đình.

Đặc biệt phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi. Uống đủ nước, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, sinh hoạt điều độ, giữ tinh thần lạc quan, tập thể dục điều độ.

Thực hiện ăn sạch, uống sạch, nhà vệ sinh phải sạch, mang khẩu trang và rửa tay khi đi vệ sinh. Phòng ở phải thông thoáng, thường xuyên vệ sinh bề mặt xung quanh nơi làm việc.

Đối với trường hợp theo dõi và điều trị bệnh tại nhà, bác sĩ Khanh cũng nhấn mạnh việc phối hợp giữa người bệnh và đơn vị y tế phụ trách. Việc theo dõi sức khoẻ khi cách ly tại nhà cũng giống như theo dõi sức khoẻ của một người bình thường. Nếu có dấu hiệu bệnh chuyển nặng thì phải nhập viện và bây giờ là phải báo cho nhân viên y tế.

Bên cạnh đó, các F0 không có triệu chứng nhưng vẫn có khả năng chuyển nặng. Nếu xuất hiện những dấu hiệu như thở nhanh, khó thở, đau tức ngực, da, niêm nhợt nhạt hơn bình thường... thì người bệnh cần thông báo với người nhà để thông tin ngay cho nhân viên y tế.

“Đảm bảo nguyên tắc 5K, ăn uống sinh hoạt tích cực, phát hiện sớm dấu hiệu bệnh nặng là 3 điểm mấu chốt mà F0 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ cần thực hiện” - Bác sĩ Khanh lưu ý.

Bác sĩ chia sẻ cách tập thở và cách cải thiện oxy phổi bằng cách nằm ở tư thế nằm sấp

Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết, người nhiễm COVID-19 khi khó thở có 2 khả năng xảy ra. Khả năng thứ nhất là do quá lo lắng. Khả năng thứ hai là do tổn thương phổi.

“Việc tập thở có 2 tác dụng: Thứ nhất là giúp người bệnh chú tâm vào nhịp thở để họ bớt lo lắng. Thứ hai, với cách thở được tập, toàn bộ vùng phổi dưới (gần cơ hoành) sẽ được sử dụng và giúp việc tiếp nhận oxy tốt hơn. Đặc biệt là đối với những người không có bệnh nền, người người trẻ tuổi và không bị béo phì thì khi tập thở như vậy là sẽ ổn”- Bác sĩ Khanh cho biết.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ cách tập thở như sau:

Bệnh nhân có thể tập thở lúc nằm hoặc ngồi. Nếu nằm, nên nằm ngửa, hít thật chậm bằng mũi, hít từ từ cho đến khi phình bụng. Sau đó, dùng miệng thổi ra từ từ như thổi lửa đến khi bụng xẹp xuống. Mỗi người thực hiện 15-20 nhịp/lần. Mỗi ngày hít thở 4-5 lần như vậy.

Nếu ngồi, việc hít thở cũng tương tự. Có thể kết hợp động tác hít vào giơ tay theo nhịp rồi thở ra thì thả tay xuống.

Nếu đang ngồi mà bị khó thở, người bệnh có thể ngồi thẳng lên hoặc cúi xuống phía trước để thở và cũng hít thở tương tự hướng dẫn ở trên. Thông thường với cách hít thở này, người bệnh tập một thời gian sẽ ổn trở lại.

Nếu kết quả đo oxy cho thấy nồng độ SpO2 dưới 94% hay thấy mệt, bệnh nhân được chăm sóc tại nhà nên nằm sấp, điều này sẽ cải thiện nhịp thở và tăng độ bão hòa oxy

1. Bắt đầu bằng cách nằm sấp trên giường phẳng trong 30 phút đến 2 giờ.

2. Chuyển sang nằm nghiêng bên phải trong 30 phút đến 2 giờ.

3. Chuyển sang ngồi dậy (30-60 độ) từ 30 phút đến 2 giờ.

4. Chuyển sang nằm nghiêng bên trái trong 30 phút đến 2 giờ.

5. Chuyển sang nằm sấp và co chân trong 30 phút đến 2 giờ.

6. Trở lại vị trí nằm sấp trong 30 phút đến 2 giờ.

Tiếp tục theo dõi nồng độ oxy của bạn sau mỗi lần thay đổi vị trí, nếu mức oxy giảm xuống dưới 92% SpO2 hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

*Lưu ý: Tránh nằm sấp với các trường hợp sau: mang thai, huyết khối tĩnh mạch sâu, tim mạch, các vấn đề về cột sống hoặc gãy xương.

Những điều cần biết về 6 vaccine COVID-19 được cấp phép sử dụng tại Việt Nam
Bộ Y tế khẳng định tất cả các vaccine COVID-19 được cấp phép và đưa về Việt Nam sử dụng đều đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Vắc xin COVID-19

Hữu Huy
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19