Trẻ mắc bệnh tay chân miệng nên chữa tại nhà hay vào viện? 2 dấu hiệu bệnh chuyển nặng trẻ cần đi viện ngay

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 08/06/2023 15:51 PM (GMT+7)

Khi trẻ mắc tay chân miệng, nhiều phụ huynh lo lắng, vội cho con nhập viện điều trị. Việc làm này có thật sự cần thiết hay không? TS.BS Trương Hữu Khanh sẽ tư vấn về vấn đề này.

Thanh Mai (Tân Bình, TP HCM) (hoangthanhmai***@gmail.com)

Thời gian gần đây, thông tin về việc nhiều trẻ mắc tay chân miệng có biến chứng nặng khiến tôi rất lo lắng. Con tôi mới đi khám và xét nghiệm cũng bị bệnh này nhưng bác sĩ tư vấn cháu bị nhẹ, gia đình nên đưa về để chăm sóc, điều trị tại nhà.

Quả thật tôi rất lo và phân vân không biết có nên chuyển cháu vào viện hay không? Nếu điều trị tại nhà thì tôi cần phải theo dõi cháu như thế nào, khi nào nên đưa vào viện để tránh gặp biến chứng nặng?

img alt src/upload/2-2023/images/2023-06-08/tay-chan-1686205673-570-width500height381.png stylewidth: 500px; height: 381px; /
TS.BS Trương Hữu Khanh

Đúng là thời gian vừa qua có nhiều trường hợp trẻ mắc tay chân miệng, có biến chứng nặng đang phải điều trị tại các bệnh viện. Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, số ca mắc tay chân miệng của thành phố so với cùng kỳ năm ngoái giảm, nhưng đáng lo ngại khi virus Enterovirus 71 (EV 71) đã được xác định bằng kỹ thuật PCR ở một số trường hợp nặng. Tại các bệnh viện chuyên khoa nhi của thành phố đang điều trị cho 33 trẻ mắc tay chân miệng, tất cả đều dưới 5 tuổi, trong đó có 9 ca nặng với 4 trường hợp nặng được xác định do mắc EV 71.

Bệnh tay chân miệng chủ yếu gây ra bởi virus Coxsackievirus A16 với ít biến chứng và thường tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh này cũng có thể bắt nguồn từ các nhóm virus Enterovirus, bao gồm virus EV 71 với rất nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.

Với trường hợp con bạn, nếu cháu bị nhẹ thì hoàn toàn có thể theo dõi và điều trị tại nhà theo tư vấn của bác sĩ. Khi ở nhà cần quan sát trẻ thường xuyên, nếu thấy dấu hiệu bất thường phải chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Cụ thể, 3 dấu hiệu “chỉ điểm” cần cho trẻ đến viện ngay bao gồm:

- Trẻ giật mình: Thường trẻ hay giật mình khi đang thiu thiu ngủ. Nếu trong vòng 30 phút mà trẻ giật mình 2 lần trở lên thì chắc chắn sẽ trở nặng, cha mẹ phải cho trẻ đến viện ngay.

- Quấy khóc nhiều: Khi trẻ bị nặng thường sẽ quấy khóc liên tục, mạch nhanh, da nổi bông tím hoặc trẻ yếu tay, chân.

- Sốt cao trên 2 ngày: Nếu trẻ bị tay chân miệng sốt trên 2 ngày và sốt cao (trẻ sốt cao liên tục trên 38,5 độ C, dùng thuốc Paracetamol cũng không hạ) thì cha mẹ cần cho trẻ đi khám.

Trẻ mắc tay chân miệng nếu không có những dấu hiệu trên, phụ huynh cần bình tĩnh, chăm sóc theo tư vấn của bác sĩ.

Trẻ mắc bệnh tay chân miệng nên chữa tại nhà hay vào viện? 2 dấu hiệu bệnh chuyển nặng trẻ cần đi viện ngay - 2

Trẻ mắc tay chân miệng có biến chứng nặng đang gia tăng. 

Hiện tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa. Hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu, do đó, chú trọng phòng bệnh trong cộng đồng là biện pháp tốt nhất để bảo vệ trẻ và gia đình.

Trẻ mắc tay chân miệng nếu đang đi học thì cần cho nghỉ học, tại gia đình cũng nên cho dùng riêng đồ dùng cá nhân, đặc biệt là không chơi chung đồ chơi với trẻ khác. Phụ huynh cần dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, vệ sinh bề mặt các đồ chơi và vật dụng sinh hoạt thiết yếu trong gia đình.

Ngoài ra, cần rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, vệ sinh sạch sẽ cho con hàng ngày. Phụ huynh cần rửa tay bằng xà bông trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý bạn đọc đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe.

Bé trai một tuổi tử vong sau nhiều ngày sốt li bì vì bệnh tay chân miệng
Bé trai một tuổi bị sốt cao, được gia đình đưa đi khám và cho uống thuốc hạ sốt. Sau nhiều ngày sốt li bì, cháu bé tử vong.

Bệnh Tay chân miệng

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề TS.Bs.Trương Hữu Khanh