Theo các chuyên gia, việc trẻ bị viêm màng não nhập viện nhiều trong thời gian gần đây là bất thường, vì thế phụ huynh không nên chủ quan khi con có triệu chứng nghi ngờ.
Nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM
Nhiều trẻ mắc viêm màng não liệu có bất thường?
Thời gian gần đây các bệnh viện nhi đồng tại TP.HCM liên tục tiếp nhận các trường hợp mắc viêm màng não, nhiều trường hợp nhập viện có biến chứng nặng, nguy cơ tử vong cao.
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, trong tuần vừa qua khoa Nhiễm Thần kinh phải điều trị hơn 20 ca viêm màng não, 6 ca viêm não. Tình trạng này được đánh giá có xu hướng tăng so với những tuần trước đó. Còn tại Bệnh viện Nhi đồng 2, khoảng 2 tuần trở lại đây số trẻ viêm màng não có xu hướng gia tăng, hiện khoa Nhiễm bệnh viện đang điều trị 26 trường hợp viêm màng não, trong đó có 3 trẻ bị biến chứng nặng. Được biết, trước đó vài tuần khoa chỉ điều trị từ 10-15 ca mắc bệnh lý này.
Trước tình trạng gia tăng số trẻ nhập viện vì viêm màng não trong thời gian qua tại TP.HCM, TS.BS Trương Hữu Khanh - nguyên Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1; Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM cho rằng, đây là hiện tượng vừa bất thường nhưng nếu nhìn rộng ra thì cũng dễ hiểu.
TS Trương Hữu Khanh cho biết, trẻ nhập viện do viêm màng não gia tăng là bất thường, tuy nhiên nếu nhìn rộng ra thì cũng dễ hiểu.
Ông Khanh cho biết, bất thường ở chỗ số ca nhập viện tăng cao so với cùng kỳ các năm trước, nhiều trường hợp có biến chứng nặng phải điều trị tích cực. Tuy nhiên, theo lý giải của chuyên gia này, thời tiết chuyển lạnh cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm màng não gia tăng.
Ngoài ra, số trẻ mắc tăng hơn so với những năm trước là do yếu tố dịch bệnh (COVID-19) tác động. Cụ thể, khi dịch COVID-19 bùng phát, trẻ cách ly, nghỉ học ở nhà thì tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn. Còn hiện đã mở cửa, trẻ tự do hoạt động, vui chơi và đi học nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Hơn nữa, do cách ly nên nhiều gia đình không cho trẻ tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đây cũng là yếu tố nguy cơ khiến trẻ mắc bệnh.
Tỷ lệ tử vong cao và điều cần làm ngay khi trẻ bị viêm màng não
Bác sĩ Khanh cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ viêm màng não, nhưng chủ yếu liên quan đến vi khuẩn với 3 loại phổ biến là phế cầu, hib và não mô cầu, ngoài ra còn có tụ cầu, liên cầu, E.coli... Khi đó, màng ngoài của não sẽ bị vi khuẩn tấn công, tỉ lệ tử vong khi mắc viêm màng não lên tới 50% nếu không được điều trị.
Thống kê của Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, tỉ lệ trẻ bị mắc các bệnh lý về viêm màng não đứng thứ 3 trong số các bệnh lý vào điều trị và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 cho trẻ dưới 5 tháng tuổi.
Khi trẻ có các dấu hiệu viêm màng não cần đưa trẻ đến viện ngay lập tức để không bị biến chứng. Ảnh minh họa.
“Đây là một bệnh lý có tỷ lệ tử vong lên tới 50% nếu không được điều trị, 10%-20% bị di chứng về thần kinh, giảm thính lực. Điều đáng nói, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong vòng 24h - 48h khởi bệnh thì tỷ lệ tử vong giảm xuống chỉ còn hơn 10%”, vị chuyên gia này cho hay.
Trước thực tế trên, tiến sĩ Trương Hữu Khanh cho rằng việc các bậc phụ huynh có thể làm ngay lúc này là cho con tiêm vắc xin phòng bệnh theo khuyến cáo. Ngoài ra, cần đưa trẻ đến viện ngay lập tức nếu có xuất hiệu những triệu chứng của viêm màng não.
Trẻ mắc viêm màng não thường có các dấu hiệu sớm như sốt cao, uống hạ sốt không đỡ, kèm thêm đau đầu, mệt, buồn nôn và nôn, kích thích, thay đổi ý thức nhẹ. Ngoài sốt cao, trẻ viêm màng nào còn có thể xuất hiện tình trạng cứng cổ, nếu còn thóp có thể thấy thóp phồng căng. Trường hợp trẻ xuất hiện các dấu hiệu nặng như lờ đờ, kích thích, co giật, hôn mê… mới đưa đến viện thì dễ gặp biến chứng nặng, việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Để phòng bệnh, ngoài tiêm phòng theo khuyến cáo của ngành y tế, các bậc phụ huynh cần chú ý vệ sinh sạch sẽ cho con, nhất là vệ sinh bàn tay. Tránh để trẻ chia sẻ đồ dùng cá nhân, đồ chơi với trẻ khác; không tiếp xúc gần với người bị bệnh; tăng cường miễn dịch bằng cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý và khoa học.
Tin liên quan
Nếu chủ quan trong việc tắm gội vào mùa lạnh, nguy cơ trả giá bằng sức khỏe là rất lớn, thậm chí có thể dẫn tới đột quỵ nếu làm sai cách,...
Một chiếc bình giữ nhiệt an toàn không chỉ cần khả năng bảo vệ thực phẩm nguyên vẹn mà còn phải sạch sẽ về cấu trúc. Những dấu hiệu hỏng hóc...
Sau khi bị đau đầu trong lúc làm việc, người đàn ông 40 tuổi ở Hà Nội đã gục xuống bàn. Khi đưa vào viện kiểm tra, máu đã ngập lụt ở trong...
Nam thanh niên dù không có tiền sử mắc bệnh gì và rất khỏe mạnh, nhưng sau cơn sốt, đau đầu vào viện, máu mũi bất ngờ chảy dữ dội, nguyên...
Tin bài cùng chủ đề TS.Bs.Trương Hữu Khanh
Theo các bác sĩ, vi khuẩn bạch hầu lây qua giọt bắn khi người bệnh ho, hắt hơi, nhưng chỉ những người chưa tiêm vắc xin hoặc có kháng thể yếu mới có nguy cơ mắc bệnh.