Các chuyên gia nhận định, người dân không nên quá lo lắng, đồng thời cũng không chủ quan khi nước ta phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên tại TP.HCM.
Nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM
Khó lây lan thành đại dịch
Mới đây, TP.HCM đã ghi nhận một ca mắc đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam. Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM, ca mắc này được phát hiện qua giám sát chủ động và thông tin chi tiết đang chờ Bộ Y tế công bố.
Trước thông tin trên, nhiều người dân hoang mang, lo lắng về nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng. TS.BS Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TP.HCM cho rằng, người dân cần bình tĩnh, việc ghi nhận ca mắc đầu tiên không có nghĩa là dịch sẽ bùng phát. Theo bác sĩ Khanh, khả năng đậu mùa khỉ lây lan thành đại dịch dường như không thể.
Bác sĩ Khanh lý giải, bệnh đậu mùa khỉ lây qua hai con đường chính. Thứ nhất là từ động vật sang người. Cụ thể, các loài động vật gặm nhấm mang bệnh, nếu cắn người thì sẽ lây bệnh sang cho người. Tuy nhiên, khả năng này phát hiện chủ yếu ở vùng dịch tễ châu Phi.
Đậu mùa khỉ khó có thể lan rộng thành đại dịch, vì thế người dân nên bình tĩnh. Ảnh minh họa.
Cách lây truyền thứ hai là từ người qua người qua giọt bắn và tiếp xúc trực tiếp ngoài da. "Những người mắc đậu mùa khỉ thường có các nốt phỏng trên da, nếu người mang mầm bệnh này tiếp xúc với người lành, có tổn thương ngoài da thì dễ lây bệnh. Còn đối với giọt bắn dịch tiết cũng có thể gây bệnh, nhưng chúng không nghiêm trọng như các bệnh lây qua đường hô hấp khác. Nguyên nhân là do virus đậu mùa khỉ nằm trong giọt bắn lớn nên sẽ bị rơi xuống đất sau khi phát ra, chứ không bay lơ lửng trong không khí. Ngoài ra, trong giọt bắn đó cũng phải có đủ số lượng virus mới lây được bệnh. Chính vì lý do đó nên khả năng bùng dịch đậu mùa khỉ trên diện rộng là khó xảy ra”, bác sĩ Khanh phân tích.
Cần phân biệt với thủy đậu, herpes
Đối tượng nguy cơ cao dễ mắc đậu mùa khỉ là người đồng giới nam (ghi nhận nhiều ở châu Phi), người suy giảm miễn dịch, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. “Nói như vậy không có nghĩa là chỉ những người đồng tính nam mới mắc bệnh, mà tất cả mọi người đều có nguy cơ. Tuy nhiên, nhóm đồng tính nam được ghi nhận mắc nhiều hơn, nhất là ở châu Phi”, bác sĩ Khanh nhấn mạnh.
Để biết chính xác có mắc đậu mùa khỉ hay không thì cần xét nghiệm cụ thể. (Ảnh minh họa)
Một vấn đề nữa bác sĩ Khanh lưu ý là cần phân biệt đậu mùa khỉ với bệnh thủy đậu, các tổn thương ngoài da hoặc herpes. “Đậu mùa khỉ ban đầu rất giống sốt siêu vi với các triệu chứng như sốt, đau mỏi người. Sau đó sẽ xuất hiện các vết phỏng trên da, lúc này nó lại dễ bị nhầm lẫn với thủy đậu, herpes.
Cách phân biệt rõ nhất đó là, vết phỏng do thủy đậu, herpes dịch thường sẽ trong. Còn đậu mùa khỉ dịch trong vết phỏng thường sẽ có mủ vàng. Một dấu hiệu khá đặc trưng nữa là khi bị đậu mùa khỉ, ngoài vết phỏng, người bệnh sẽ nổi hạch ngoại vi, còn thủy đậu thì không.
Tất nhiên, để biết chính xác có mắc đậu mùa khỉ hay không thì phải khai thác yếu tố dịch tễ, kết hợp triệu chứng lâm sàng và cuối cùng là kết quả xét nghiệm để khẳng định”, bác sĩ Khanh tư vấn.
Bệnh có thể tự khỏi trong 2-4 tuần
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng Khoa y tế công cộng, ĐH Y Dược TP.HCM cũng cho rằng, người dân nên bình tĩnh, phối hợp cùng ngành y tế để chủ động phòng chống dịch thay vì hoang mang, lo lắng.
Nhóm quan hệ đồng tính, quan hệ nhiều người nên chủ động và hợp tác trong phòng bệnh. (Ảnh minh họa)
Theo khuyến cáo của PGS Dũng, mọi người nên phòng bệnh bằng cách khai báo y tế khi ở vùng dịch tễ về, đối với người có nguy cơ cao (chấp nhận quan hệ tình dục với người lạ, người nước ngoài, quan hệ với nhiều người) nên kêu gọi họ cùng hợp tác tham gia phòng chống bệnh. Cùng với đó là vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang khi tới nơi công cộng và tăng cường sinh dưỡng, vận động hợp lý.
Đối với người mắc đậu mùa khỉ thường sẽ diễn biến qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn ủ bệnh: Từ 6 đến 13 ngày thường không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.
- Giai đoạn khởi phát: Từ 1 đến 5 ngày, người bệnh sẽ sốt kèm nổi hạch ngoại vi, đau đầu, mệt mỏi… và có thể lây cho người khác.
- Giai đoạn toàn phát: Người bệnh bắt đầu xuất hiện nổi ban, phỏng trên da, thường gặp sau sốt từ 1 đến 3 ngày.
- Giai đoạn hồi phục: Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.
Tin liên quan
Nam bệnh nhân 36 tuổi đã có 5 ngày du lịch ở Tây Ban Nha, quan hệ tình dục không an toàn với một số người rồi bắt đầu có các triệu chứng của...
Năm mới là thời gian lý tưởng để khởi đầu những thói quen mới và cải thiện sức khỏe của bản thân. Việc duy trì một lối sống lành mạnh không...
Đậu mùa khỉ và Covid-19 đều được Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo là tình trạng y tế công cộng gây quan ngại quốc tế, vậy tốc độ lây nhiễm của...
Ngày 23/7, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu do tốc độ...
Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác
Việc chọn thời điểm tập thể dục trong ngày không chỉ phụ thuộc vào lịch trình cá nhân mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả và lợi ích sức khỏe. Để các bài tập đạt hiệu quả, ngoài việc chú ý đến...