Công dụng của hạt dẻ: Giá trị dinh dưỡng, lợi ích và tác dụng phụ của hạt dẻ

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 23/12/2020 16:15 PM (GMT+7)

Thời tiết lạnh, nhiều người thích ăn hạt dẻ rang hoặc luộc nhưng chẳng mấy ai biết hết được công dụng của hạt dẻ với sức khỏe.

Hạt dẻ rất phổ biến ở châu Á mặc dù nó cũng có liên quan đến ẩm thực truyền thống của Ý trong nhiều thế kỷ. Hạt dẻ được đánh giá cao nhờ hương vị đặc trưng và có thể chế biến theo nhiều cách như luộc, rang và sấy khô, hoặc ở dạng mứt hoặc bột. Chúng cũng là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời (như mangan, molypden, cooper và magiê).

Giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ

Hạt dẻ rất giàu vitamin C, đây là loại hạt độc nhất vô nhị. Trên thực tế, một nửa cốc hạt dẻ sống cung cấp cho bạn 35%-45% lượng vitamin C hàng ngày.

Hạt dẻ sẽ mất một lượng vitamin C nếu bạn luộc hoặc nướng chúng, nhưng vẫn có 15%-20% lượng vitamin C hàng ngày. Để giữ lại nhiều vitamin C hơn trong hạt dẻ khi nấu, bạn có thể rang chúng ở nhiệt độ thấp hơn.

Hạt dẻ cũng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào, ngay cả sau khi nấu chín. Chúng giàu axit gallic và axit ellagic — hai chất chống oxy hóa làm tăng nồng độ khi nấu chín. 

Bạn cũng sẽ tìm thấy nhiều loại vitamin và khoáng chất trong hạt dẻ, chẳng hạn như: Vitamin E, vitamin A, vitamin B phức hợp, canxi, magiê, kẽm, sắt, đồng, mangan.

Công dụng của hạt dẻ: Giá trị dinh dưỡng, lợi ích và tác dụng phụ của hạt dẻ - 1

Hạt dẻ rất giàu vitamin C và là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa.

Trong 1/4 cốc hạt dẻ sống có chứa: 

- Lượng calo: 77

- Chất đạm: 1 gram

- Chất béo: 1 gram

- Carbohydrate: 17 gram

- Chất xơ: 3 gam

-  Đường: 0 gram

- Cholesterol: 0 miligam

- Natri: 1 miligam

Trong 1/4 cốc hạt dẻ rang chứa:

- Lượng calo: 88

- Chất đạm: 1 gram

- Chất béo: 1 gram

- Carbohydrate: 19 gram

- Chất xơ: 2 gam

- Đường: 4 gam

- Cholesterol: 0 miligam

- Natri: 1 miligam

Công dụng của hạt dẻ

1. Có thể làm giảm các triệu chứng của suy tĩnh mạch mãn tính

Suy tĩnh mạch mãn tính (CVI) là một tình trạng sức khỏe đặc trưng bởi lưu lượng máu đến tĩnh mạch chân kém. Các triệu chứng có thể bao gồm:

- Phù nề, hoặc sưng chân

- Đau chân hoặc chuột rút

- Ngứa chân

Hợp chất aescin trong hạt dẻ có nhiều đặc tính y học có thể hữu ích trong việc điều trị CVI. Ví dụ, nó có thể làm tăng lưu lượng máu trong tĩnh mạch của bạn, có thể cải thiện các triệu chứng.

Công dụng của hạt dẻ: Giá trị dinh dưỡng, lợi ích và tác dụng phụ của hạt dẻ - 2

Một trong những công dụng của hạt dẻ là có thể làm tăng lưu lượng máu trong tĩnh mạch.

2. Có thể hỗ trợ điều trị chứng giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng, phồng thường xảy ra ở chân và có thể do CVI gây ra. Chiết xuất từ hạt dẻ có thể cải thiện trương lực tĩnh mạch bằng cách cải thiện lưu lượng máu ở chân của bạn.

Ngoài ra, nó có thể giúp giảm sưng chân và đau do giãn tĩnh mạch 

3. Có đặc tính chống viêm mạnh

Viêm có thể gây tích tụ chất lỏng dư thừa trong các mô của bạn, có thể dẫn đến giữ nước và sưng tấy.

Aescin là một thành phần trong hạt dẻ có đặc tính chống viêm. Nó có thể giảm viêm liên quan đến chấn thương, suy tĩnh mạch và sưng tấy.

4. Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Chất chống oxy hóa và khoáng chất như magiê và kali giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch, chẳng hạn như bệnh tim hoặc đột quỵ. Hạt dẻ là một nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng này và có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch của bạn.

5. Cải thiện tiêu hóa

Một trong những công dụng của hạt dẻ được cảm nhận rõ rệt nhất là giúp cải thiện tiêu hóa của bạn. Các loại hạt này là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, giúp hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột. Hạt dẻ cũng không chứa gluten, điều này làm cho chúng trở thành một lựa chọn lành mạnh cho những người bị bệnh celiac.

6. Kiểm soát lượng đường trong máu

Chất xơ trong hạt dẻ cũng có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu. Ăn thực phẩm giàu chất xơ đảm bảo cơ thể hấp thụ tinh bột từ từ. Điều này giúp tránh tăng đột biến lượng đường trong máu, có thể gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh tiểu đường. Thêm vào đó, hạt dẻ có giá trị chỉ số đường huyết thấp là 54. Thực phẩm được đánh giá thấp hơn về chỉ số đường huyết sẽ không gây ra những thay đổi lớn đối với lượng đường trong máu của bạn khi bạn ăn chúng. 

7. Có thể giúp chữa vô sinh nam

Một trong những nguyên nhân gây vô sinh nam là do giãn tĩnh mạch thừng tinh, hoặc sưng các tĩnh mạch gần tinh hoàn.

Đặc tính chống viêm và chống sưng tấy trong aescin - một hợp chất có trong hạt dẻ có thể làm cho nó trở thành một phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng vô sinh liên quan đến giãn tĩnh mạch thừng tinh 

8. Có đặc tính chống oxy hóa

Chiết xuất từ hạt dẻ có chứa chất chống oxy hóa mạnh - các hợp chất có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do các phân tử không ổn định được gọi là gốc tự do gây ra. Quá nhiều gốc tự do có thể dẫn đến viêm và tổn thương tế bào.

Chiết xuất từ hạt dẻ rất giàu hợp chất flavonoid, bao gồm quercetin và kaempferol, có đặc tính chống oxy hóa mạnh. 

Công dụng của hạt dẻ: Giá trị dinh dưỡng, lợi ích và tác dụng phụ của hạt dẻ - 3

Hạt dẻ có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng thích hợp để ăn.

Tác dụng phụ của hạt dẻ

Mặc dù việc sử dụng chiết xuất hạt dẻ thường được coi là an toàn, nhưng bạn nên biết một số lo ngại về tác dụng phụ của hạt dẻ.

Hạt dẻ chưa qua chế biến có chứa một hợp chất gọi là aesculin, được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ coi là không an toàn khi ăn. Các dấu hiệu ngộ độc bao gồm trầm cảm, co giật cơ, tê liệt, hôn mê và tử vong. Vì lý do này, tránh ăn hạt dẻ chưa qua chế biến.

Ngoài ra, chiết xuất từ hạt dẻ có thể tương tác với các loại thuốc sau:

Chất làm loãng máu. Hạt dẻ có thể làm chậm quá trình đông máu và tăng tác dụng của thuốc làm loãng máu như Coumadin.

Insulin hoặc thuốc uống tiểu đường. Hạt dẻ có thể làm giảm lượng đường trong máu và khiến lượng đường trở nên quá thấp nếu dùng chung với thuốc điều trị tiểu đường.

Thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Hạt dẻ có thể làm giảm sự hấp thu NSAID, là loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm.

Ngoài ra, những người bị bệnh thận hoặc gan không nên dùng hạt dẻ vì nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.

Vì những lý do này, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn hạt dẻ, đặc biệt nếu bạn đang có bệnh hoặc đang dùng thuốc.

Nguồn tham khảo

7 Health Benefits of Horse Chestnut Extract - Healthline - Xuất bản ngày 2/4/2019

Chestnuts: Health Benefits, Nutrition, and Uses - WebMD - Xuất bản ngày 2/9/2020

Uống gì tốt cho thận? Những loại nước vừa ngon vừa rẻ lại tốt cho thận
Những loại đồ uống tự chế biến ở nhà có thể giúp ích rất nhiều cho sức khỏe thận của bạn. Đó cũng là chìa khóa để giúp cơ thể có một sức khỏe toàn...
HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ WebMD, Healthline)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sống khỏe