Ăn chay có những lợi ích nhất định cho sức khỏe nhưng đây không phải cách ăn áp dụng cho mọi người.
Phó trưởng khoa Nội tổng hợp, Phó trưởng khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Thanh Nhàn
Ăn chay hiện được nhiều người thực hiện theo những cách khác nhau, có người ăn chay trường nhưng có người chỉ ăn chay vào ngày rằm, mùng 1. Nhiều gia đình cúng chay và ăn chay trong dịp Tết nguyên đán nhưng điều này không phải lúc nào cũng có sự đồng tình của tất cả các thành viên trong gia đình
Chị Hoàng An (ở Vĩnh Phúc) cho biết, năm nay chị chỉ về quê chồng chơi Tết 1 ngày, sau đó lại cùng về Hà Nội chứ không ở quê cả kỳ nghỉ Tết, lý do chính là chị bất đồng quan điểm với mẹ chồng về vấn đề ăn chay trong dịp này.
Theo lời chị kể, Tết năm trước, chị đã phải “nhịn như cơm sống” vì suốt từ đêm giao thừa đến ngày mùng 3 Tết hóa vàng, cả gia đình phải ăn chay trường. Bên nhà chồng chị cúng lễ đầu năm dùng nguyên đồ chay cho thanh tịnh, sau đó cả gia đình cùng hưởng lộc. “Tôi thì không sao nhưng không thể ép hai con ăn như vậy được, các cháu vốn đã không thích đồ chay, nay lại bắt ăn liên tục vài ngày thì sao chịu được. Đã vậy, một mâm cỗ cúng chay chuẩn bị đâu có đơn giản, phải mất vài tiếng mới xong”, chị An cho hay.
Việc cúng cỗ chay xong cả nhà cùng ăn, gồm cả trẻ nhỏ là không phù hợp. Ảnh minh họa.
Chính vì đó là thói quen của nhà chồng nhiều năm nay, chị An không thể can thiệp gì, cũng không thể mua thịt gà, giò thủ... về để 3 mẹ con ăn riêng. “Vì lý do đó, năm nay tôi chỉ về quê chúc Tết một ngày, thắp hương tổ tiên rồi trở về tổ ấm của mình”, chị An nói.
BSCK II Đoàn Thị Anh Đào, trưởng khoa Dinh dưỡng (Bệnh viện Thanh Nhàn) cho biết, việc ăn chay hay ăn mặn là tùy theo sở thích, tín ngưỡng của mỗi người. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế hiện nay thì thực phẩm chay cũng rất đa dạng về thực phẩm, trong đó nhiều nhất là nhóm rau xanh. Ngoài ra, nhóm protein và chất béo cũng có khá nhiều, nhưng chúng có nguồn gốc từ thực vật.
Theo bác sĩ Anh Đào, nếu xét dưới góc độ khoa học về dinh dưỡng thì rõ ràng việc ăn chay thiếu hẳn nhóm chất quan trọng là chất béo từ động vật. Với trẻ nhỏ, chất béo từ động vật góp phần lớn trong quá trình trẻ phát triển, nhất là về não bộ. Vì thế, việc các gia đình ăn chay trường, hay dịp Tết cúng và ăn đồ chay cũng cần lưu ý, ưu tiên để trẻ được ăn uống đủ chất, giúp phát triển toàn diện nhất.
Các món chay đa phần là chiên rán để ngon miệng và bắt mắt nên chứa nhiều năng lượng. Ảnh minh họa.
Không chỉ vậy, bác sĩ Đào còn cho rằng, các món ăn chay rất khó để đánh giá về mặt dinh dưỡng, dù chúng đa dạng về thực phẩm. “Các loại đồ chay hiện làm giống như đồ mặn, ví dụ như giả đùi gà, nem, giò chả... Khi nhìn vào đó rất khó tính toán được hàm lượng dinh dưỡng, không biết năng lượng thực tế là bao nhiêu, vì thế nếu ăn không kiểm soát sẽ vẫn có nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Thực tế khám cho thấy, nhiều người ăn chay trường vẫn mắc tiểu đường như người ăn mặn”, bác sĩ Đào cho hay.
Bác sĩ Đào cũng cảnh báo, rất nhiều món chay muốn hấp dẫn thường sẽ được chiên rán, như vậy chúng hút nhiều dầu mỡ, làm tăng lượng calo và nếu ăn nhiều sẽ gây tăng cân, béo phì. Đặc biệt, đồ chay có nguồn gốc từ thực vật, khi chiên rán ở nhiệt độ cao ngoài việc mất chất dinh dưỡng thì còn làm cho chất lượng thực phẩm bị biến đổi, không còn tốt cho sức khỏe.
Cuối cùng, bác sĩ Đào lưu ý, đồ chay mua sẵn thường phải bảo quản trong tủ lạnh, do vậy nếu không chú ý đồ rất dễ nhiễm khuẩn, hư hỏng và gây bệnh. Thực tế gần đây từng ghi nhận trường hợp tử vong do ăn thực phẩm chay nhiễm vi khuẩn kị khí nguy hiểm.
Tin liên quan
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định được chính xác danh tính nữ chủ nhân của lăng mộ bí ẩn.
Do môi trường sống gần nguồn nước bẩn hoặc bùn đất mà nhiều loại rau củ dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Khi không được chế biến, bảo quản đúng...
Tháng cô hồn có nên ăn chay cho thanh tịnh và việc này ảnh hưởng thế nào tới cân nặng và sức khỏe? Thắc mắc này được TS.BS Nguyễn Trọng Hưng...
Những loại rau sau đây sẽ giúp củng cố hệ miễn dịch, phòng chống nhiều căn bệnh như COVID-19, thủy đậu, cúm...
Tin bài cùng chủ đề Chế độ ăn ảnh hưởng sức khỏe
Do môi trường sống gần nguồn nước bẩn hoặc bùn đất mà nhiều loại rau củ dễ bị nhiễm ký sinh trùng. Khi không được chế biến, bảo quản đúng cách, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể, gây ra các...