Sốt xuất huyết lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút dengue sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Đã từng ghi nhận nhiều ca bệnh tử vong vì căn bệnh… “muỗi đốt" này nên khi trẻ mắc SXH, cha mẹ cần hết sức lưu ý những dấu hiệu bệnh trở nặng để kịp thời đưa con đến BV.
Theo các BS Khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương, người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện sốt cao đột ngột 39 - 40 độ C, kéo dài 2 - 7 ngày, khó hạ sốt. Đau đầu dữ dội ở vùng trán, sau nhãn cầu. Có thể có nổi mẩn, phát ban. Do đó, khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Ở thể bệnh nặng bao gồm các dấu hiệu trên kèm theo một hoặc nhiều dấu hiệu chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm tím chỗ tiêm, nôn/ói ra máu, đi cầu phân đen (do bị xuất huyết nội tạng). Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, người vật vã, hốt hoảng (hội chứng choáng do xuất huyết nội tạng gây mất máu, tụt huyết áp), nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Ảnh minh hoạ: Internet
Do đó, trẻ mắc sốt xuất huyết cần được đưa đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bệnh nặng lên như: +Trẻ nôn trớ nhiều, đau bụng+Bứt rứt, quấy khóc, li bì, chân tay lạnh, tím tái, vã mồ hôi
+Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đại tiện phân đen
Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà cần tuân thủ 4 nguyên tắc sau:
-Hạ sốt đúng cách: cho trẻ uống thuốc hạ sốt, lau mát cho trẻ bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật
-Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý và bù nước cho trẻ:
+Cho trẻ uống nhiều nước: nước lọc, nước đun sôi để nguội, nước quả (cam, chanh, dừa tươi), nước canh, nước cháo và nên uống oresol
+Cho trẻ ăn đồ ăn loãng nhưng giàu dinh dưỡng dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa…
-Chế độ nghỉ ngơi hợp lý