Theo báo cáo phương tiện truyền thông Trung Quốc, bà Trương 53 tuổi ở Vũ Hán được chẩn đoán mắc bệnh “hoại thư” cô phải dựa vào thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh, nguyên nhân chỉ vì một vết xước.
Tháng trước, cô Trương trong khi đang dọn nhà đã vô tình làm tổn thương ngón tay đeo nhẫn ở bàn tay trái, vì vết thương không nghiêm trọng nên cô không để ý nhiều. Vài ngày sau, xung quanh miệng vết thương bị nhiễm trùng, ngoại trừ 2 ngón tay cái, còn tất cả các ngón tay còn lại đều chuyển sang màu đen, thậm chí kéo dài đến hai khớp ngón tay.
Cô Trương bị một vết thương nhỏ ở ngón tay khi làm việc nhà và bị hoại tử 8 ngón tay
Mọi người trong gia đình đã nhanh chóng đưa cô Trương đến bệnh viện, sau kiểm tra bác sĩ chẩn đoán cô Trương bị bệnh “hoại thư” do có một số động mạch bị tắc nghẽn. Bác sĩ Bành Bích Ba điều trị chính cho cô Trương nói, chứng “hoại thư” là một bệnh tự miễn. Kháng nguyên và kháng thể đặc thù trong huyết thanh được kết hợp, tích tụ lại trong các mạch máu, khiến máu không thể đi đến cuối mạch máu và do đó ngón tay không được bổ sung nguồn dinh dưỡng dẫn đến hoại tử.
Mới đầu, da thịt ở gần ngón tay tím lại rồi dần dần trở thành màu đen. Đôi khi, người bệnh không thấy đau vì các dây thần kinh đã bị hủy hoại. Tình trạng của cô Trương là một hoại thư khô, trông giống như một "cành cây khô" cạn kiệt từ bên ngoài.
Cô Trương bị mắc bệnh hoại thư khô
Do phần hoại tử ngón tay của cô Trương không thể phục hồi, bác sĩ đã tiến hành trao đổi huyết tương, và tiếp tục điều trị bằng hormone và liệu pháp ức chế miễn dịch để kiểm soát bệnh không còn lây lan. Trước mắt, cô Trương đã được đưa về nhà để hồi phục sức khỏe.
Bệnh hoại thư là gì?
Hoại thư là biến chứng của hoại tử đặc trưng bởi phân hủy các mô của cơ thể. Có hai loại chính: hoại thư do nhiễm trùng (hoại thư ướt) và hoại thư do thiếu máu cục bộ (hoại thư khô). Tình trạng này có thể bắt nguồn từ thiếu máu cục bộ, nhiễm trùng, hoặc chấn thương (hoặc kết hợp những quá trình này).
Thiếu máu cục bộ có thể xảy ra do tổn thương động mạch hoặc tĩnh mạch, và có thể là quá trình cấp tính hoặc mạn tính. Lượng máu cung cấp thiếu quá nhiều là nguyên nhân thường gặp của hoại thư.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm đái tháo đường, hút thuốc, xơ vữa động mạch, bệnh thận, lạm dụng rượu và chất kích thích, bệnh ác tính, chấn thương hoặc phẫu thuật ổ bụng, vết thương bị nhiễm trùng, suy dinh dưỡng,…
Các triệu chứng thường gặp của bệnh hoại thư bao gồm:
- Đỏ hoặc sưng ở khu vực bị ảnh hưởng,
- Mất cảm giác hoặc đau ở khu vực đó,
- Đau rộp chảy máu hoặc tạo ra mủ có mùi hôi.
Phòng ngừa bệnh hoại thư
Ngừng hút thuốc: Hoạt chất nicotine có trong thuốc lá chính là thủ phạm tác động mạnh mẽ đến sự lưu thông máu. Nó làm co thắt các mạch máu, dẫn tới lưu lượng máu kém đi. Khi lưu lượng máu đến một bộ phận nào đó kém đi, lượng ô-xy cung cấp cũng sẽ ít hơn. Sự thiếu hụt ô-xy lâu ngày trong các mô khiến chúng bị hoại tử (mô chết) và có thể dẫn đến hoại thư.
Ngừng hút thuốc cũng là một cách phòng ngừa bệnh tốt nhất
Điều chỉnh chế độ ăn: Các loại thực phẩm có hàm đạm lượng cao nhưng ít chất béo, do đó có tác dụng ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch, gồm gà tây, cá, phô mai, thịt lợn nạc, thịt bò nạc, đậu phụ, đậu hạt, trứng và đậu phộng. Tránh các thức ăn có hàm lượng chất béo cao như thịt đỏ, bơ, mỡ lợn, phô mai cứng, bánh ngọt, bánh quy và thức ăn chiên xào. Thay vào đó bạn nên kết hợp thêm rau xanh vào thực đơn
Cảnh giác lượng đường nạp vào cơ thể: Những người bị bệnh thần kinh do tiểu đường nên kiểm tra cơ thể hàng ngày để xem có bất cứ triệu chứng nào như tê cánh tay, chân, ngón tay và ngón chân, vì đó là các dấu hiệu cho thấy tuần hoàn máu kém. Lượng đường cao cũng liên quan đến chứng cao huyết áp và tác động xấu đến lưu lượng máu bình thường trong mạch máu.
Tất cả các vết thương lớn nhỏ đều cần phải xử lý sạch tránh nhiễm trùng
Chăm sóc vết thương: Mọi vết thương, dù nhẹ và nông cũng phải rửa sạch bằng thuốc sát trùng rồi băng sạch lại. Người có bệnh tiểu đường hoặc viêm mạch càng cần phải bảo vệ chân mình thật kỹ, kể cả trong khi cắt móng chân hoặc đi giầy sao cho không bị xây xát.