Dưa hành "độc" với những người này, chớ dại ăn nhiều kẻo hối hận

Ngày 10/02/2021 14:30 PM (GMT+7)

Dưa hành là món ăn kèm quen thuộc trong dịp Tết nhưng việc ăn dưa hành không đúng cách sẽ gây hại đến sức khỏe.

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, nhiều người lại nhớ tới cặp câu đối "Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ/ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh". Câu nói trên phần nào cho thấy dưa hành là món ăn không thể thiếu đối với nhiều gia đình người Việt.

Vậy vì sao chúng ta thường ăn kèm dưa hành với thịt mỡ, bánh chưng?

Nguyên nhân là bởi dưa hành (hay hành muối) chứa nhiều men probiotics và các vi khuẩn có lợi, có tác dụng kích thích tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch. Do đó loại thực phẩm này rất tốt đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón… Có nhiều enzyme sống, dưa hành còn có tác dụng giảm cảm giác khó chịu khi ăn các món chiên rán, nhiều dầu mỡ.

Dưa hành amp;#34;độcamp;#34; với những người này, chớ dại ăn nhiều kẻo hối hận - 1  

Dưa hành giúp kích thích tiêu hóa, chống ngấy ngán khi ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ nhưng có những người nên thận trọng khi ăn. Ảnh minh họa

Hơn nữa bản thân hành là thực phẩm có tác dụng giữ nước, có khả năng tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gút. Vị hăng của hành làm tăng lưu thông máu và sự tiết mồ hôi. Trong thời tiết lạnh giá, hành phát huy tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt và cảm lạnh rất tốt.

Tuy nhiên, dù tốt đến đâu nếu ăn không đúng cách dưa hành cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe. Đặc biệt những nhóm người sau đây thì nên cẩn trọng khi ăn dưa hành:

Người mắc bệnh dạ dày

Dưa hành trải qua quá trình lên men nên chứa nhiều acid, do đó những người bị viêm loét dạ dày không nên ăn. Khi ăn hành muối, dạ dày sẽ tăng tiết dịch vị, acid nên làm niêm mạc bên trong dạ dày bị ảnh hưởng đồng thời khiến các vết viêm, loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Người mắc bệnh thận

Để hành lên men chúng ta thường phải cho thêm các gia vị, nhất là muối, do đó đây cũng là món “chống chỉ định” với những ai mắc bệnh suy thận. Cụ thể, ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể phải thu nạp nhiều nước, dẫn tới tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu. Nếu đã bị bệnh thận mà bệnh nhân vẫn sử dụng đồ ăn mặn thì bệnh sẽ ngày càng nặng.

Người bị hôi miệng

Mùi hăng đặc trưng của hành muối sẽ khiến cho miệng của chúng ta có mùi khó chịu. Vì thế người có sẵn bệnh hôi miệng thì không nên ăn dưa hành. Nếu ăn thì cần đảm bảo vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ. Ngoài ra, sau đi vào cơ thể mùi hăng của hành sẽ bị đào thải qua tuyến mồ hôi, đây cũng là nguyên nhân khiến bạn bốc mùi.

Người bị ung thư, xuất hiện các khối u

Chất nitrat có trong dưa hành khi kết hợp với chất đạm trong một số loại thực phẩm sẽ tạo thành nitrosamine gây ung thư và hình thành các khối u trong cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân ung thư nên tuyệt đối tránh sử dụng món ăn này.

Bên cạnh đó một số người thích ăn hành muối khi vị vẫn còn cay và mùi còn hăng, nồng. Thực sự điều này không tốt vì khi củ hành chưa lên men đủ chua nó chứa nhiều nitrit, gây hại cho sức khỏe. Bạn chỉ nên ăn dưa hành khi nó đã thực sự chua để tránh các tác hại không đáng có.

Ngoài ra, tuyệt đối không nên ăn hành muối đã bị nổi váng mốc khác lạ hoặc mốc đen. Các váng, mốc đó là một số loại nấm gây hại như aspergilus flavor, vi nấm này sản sinh ra độc tố aflatocin có thể gây ung thư gan, tổn thương tim, phổi, hệ thần kinh trung ương…

Bánh chưng ăn với dưa hành món ngon nhiều người thích nhưng chuyên gia khuyến cáo không nên ăn nhiều
Bánh chưng giàu năng lượng, dưa hành kích thích tiêu hóa vì thế đây là sự kết hợp hoàn hảo nhưng tuyệt đối không nên ăn nhiều.
Theo Minh Hoa (t/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm