Đứa trẻ 3 tháng tuổi có máu trong phân, bác sĩ phát hiện bệnh có thể gây hoại tử ruột

Ngày 02/05/2019 19:00 PM (GMT+7)

Khi cha mẹ chăm sóc sơ sinh và trẻ nhỏ, nếu phát hiện có máu trong phân khi trẻ đi đại tiện thì cha mẹ cần phải chú ý, trong trường hợp, hiện tượng này xảy ra liên tục thì cần đưa trẻ đến viện kịp thời.

Bác sĩ Ngô Xương Đằng, trưởng Khoa cấp cứu trẻ em của Bệnh viện tưởng niệm Trường Canh Lâm Khẩu (Đài Bắc), tường thuật lại, vào lúc 9h sáng ngày 21/4, cặp vợ chồng đưa một cậu bé gần 3 tháng tuổi đến bệnh viện. Cha mẹ đứa trẻ cho biết, đang thay tã lót cho con thì nhìn thấy máu trong phân khi trẻ đại tiện, lo lắng đứa trẻ có vấn đề về đường ruột nên đã nhanh chóng đưa con đi khám. Bác sĩ cho siêu âm phần bụng, kết quả cho thấy đứa trẻ bị lồng ruột, và dấu hiệu biểu hiện ở bên trái, bác sĩ lập tức sắp xếp phẫu thuật cho cậu bé.

Đứa trẻ 3 tháng tuổi có máu trong phân, bác sĩ phát hiện bệnh có thể gây hoại tử ruột - 1

Sau khi thay tã cho con, người mẹ phát hiện có máu trong phân, biểu hiện của chứng lồng ruột ở trẻ

Bác sĩ Ngô Xương Đằng cho biết: Lồng ruột có liên quan đến việc có một đoạn ruột chui vào lòng của một đoạn ruột kế cận, dẫn đến ruột bị cản trở. Bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Sau khi trẻ phát bệnh 6-12 tiếng sẽ bài tiết máu lẫn trong phân, có trẻ sau khi phát bệnh 3-4 tiếng trong phân và nước tiểu đã xuất hiện máu và dịch nhầy, và việc bài tiết ra ngoài sẽ lặp đi lặp lại trong vài giờ.

Giai đoạn đầu khi trẻ sơ sinh mắc bệnh lồng ruột, ngoài việc xuất hiện tình trạng mặt nhợt nhạt, hay cáu kỉnh, nhưng tình trạng dinh dưỡng vẫn tốt. Trong giai đoạn tiến triển sẽ xuất hiện tình trạng mất nước, mất cân bằng điện giải, tinh thần mệt mỏi, ham ngủ, phản ứng chậm chạp. Nếu như dẫn đến ruột bị hoại tử, gây viêm phúc mạc, thì sẽ xuất hiện tình trạng sốc như bị trúng độc, lúc này đã quá muộn.

Nguyên nhân dẫn đến trẻ bị lồng ruột

Cho đến nay, có tới 90% các ca lồng ruột không rõ nguyên nhân. Một số trường hợp được cho là do các khối u, polyp của ruột. Các yếu tố này có thể làm thay đổi nhu động của ruột dẫn tới việc các đoạn ruột “chui” vào nhau. Viêm nhiễm của ruột cũng là một tác nhân thuận lợi cho lồng ruột xảy ra.

Đứa trẻ 3 tháng tuổi có máu trong phân, bác sĩ phát hiện bệnh có thể gây hoại tử ruột - 2

Trẻ em mắc virus nguy cơ cao cũng dẫn đến lồng ruột

Trong một số nghiên cứu, người ta đã nhận thấy tỷ lệ lồng ruột khá cao ở trẻ em bị nhiễm rotavirus, loại virut thường gây nôn, tiêu chảy cấp ở trẻ. Các yếu tố như tiêu chảy kéo dài, các sẹo tổn thương ở ruột, dính ruột… cũng có thể là tác nhân gây lồng ruột mặc dù chưa được chứng minh rõ ràng. Bất thường về giải phẫu ở ruột, tiền sử đã bị lồng ruột và trẻ em nam là những yếu tố dẫn tới nguy cơ cao bị lồng ruột.

Lồng ruột đe doạ tính mạng trẻ?

Đứa trẻ 3 tháng tuổi có máu trong phân, bác sĩ phát hiện bệnh có thể gây hoại tử ruột - 3

Khi một đoạn ruột chui vào lòng một đoạn ruột khác sẽ dẫn tới tắc nghẽn, ứ trệ thức ăn phía trên khối lồng (hay hiện tượng tắc ruột, bán tắc ruột). Thêm nữa, các đoạn ruột luôn kèm theo là các mạch máu nuôi dưỡng nên khi lồng ruột xảy ra thì thường các mạch máu cũng bị tắc nghẽn theo. 

Đoạn ruột bị tắc sẽ nhanh chóng bị giãn to, mạch máu bị ứ trệ làm đoạn ruột bị thiếu máu, quá trình viêm nhiễm, phù nề, hoại tử, xuất huyết sẽ xảy ra. Người ta thấy rằng trước 48 giờ, chỉ có khoảng 2,5% khối lồng bị hoại tử nhưng sau 72 giờ, tỷ lệ này đã lên tới 80%. Khi ruột bị hoại tử sẽ dẫn tới hiện tượng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặng, sốc nhiễm khuẩn, thủng ruột gây viêm phúc mạc khiến bệnh nhi tử vong.

Cách phòng tránh ồng ruột ở trẻ

Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường như trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Các thầy thuốc chuyên khoa sẽ nhanh chóng thăm khám và làm thêm các chẩn đoán cận lâm sàng như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, siêu âm ổ bụng, chụp XQ… để xác định chẩn đoán.

Khi đã chắc chắn trẻ bị lồng ruột, các biện pháp tháo khối lồng bằng bơm hơi hoặc barium và thậm chí bằng phẫu thuật sẽ được thực hiện. Đồng thời với các biện pháp này, trẻ có thể được bù thêm dịch, cho kháng sinh, nuôi dưỡng, đặt ống thông dạ dày cho bụng đỡ trướng...

Do nguyên nhân thực sự gây lồng ruột ở trẻ chưa được rõ ràng nên không có biện pháp dự phòng đặc hiệu nào. Vì vậy, cách tốt nhất vẫn là nhanh chóng nhận biết các dấu hiệu bất thường ở trẻ để phát hiện sớm lồng ruột, tránh các biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này gây ra.

Ép con bú mẹ hại con lồng ruột
Vừa cố ép con ti nốt cho no, mẹ bỗng tái mặt khi thấy con đôt nhiên gập bụng, khóc thét, sữa phun trào kín cả mắt mũi.
Hà Vũ (dịch theo ettoday)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác