Nhiều người có thói quen sử dụng bông tăm để ngoáy tai, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, như trường hợp người đàn ông 31 tuổi bị vi khuẩn ăn mòn não dưới đây.
Theo một trang tin nước ngoài, một người đàn ông 31 tuổi ở Anh đã bị đau đầu nôn ói, thậm chí bị co giật dẫn đến hôn mê. Sau khi nhập viện được các bác sĩ kiểm tra phát hiện, hộp sọ không những đã bị vi khuẩn ăn mòn, mà trong não còn có 2 khối u đã sưng mủ, sau cùng bác sĩ phát hiện thủ phạm thực sự chính là đầu tăm bông được chôn sâu ở trong tai trái.
Bác sĩ phụ trách khám xét cho bệnh nhân ở Bệnh viện Coventry cho biết, người đàn ông vì dùng tăm bông để ngoáy tai, đầu tăm bông rơi sâu vào trong tai trái và gây viêm. Theo bác sĩ giải thích, tình trạng viêm liên tiếp từ viêm nhiễm ống tai đến nội sọ, sau đó vi khuẩn ăn mòn hộp sọ, gây đau đầu dữ dội và chứng động kinh.
Người đàn ông 31 tuổi bị vi khuẩn ăn mòn hộp sọ, trong não còn xuất hiện 2 khối u, thủ phạm thực sự là do đầu tăm bông gây nên
Theo báo cáo còn chỉ ra rằng, người đàn ông 31 tuổi này xuất hiện tình trạng mất trí nhớ, cuối cùng bị hôn mê. Bác sĩ sau khi kiểm tra còn phát hiện có 2 khối u đã sinh mủ trong não. Sau đó, bác sĩ sau khi gây mê đã tiến hành phẫu thuật, lấy đầu tăm bông ở tai tái ra, sau 8 tuần tiêm chích thuốc kháng sinh, người bệnh mới dần hồi phục.
Người đàn ông bị bệnh nói, bản thân anh ta cũng không biết đầu tăm bông bị kẹt trong tai trái bao lâu, chỉ biết trong 5 năm nay, thính lực bị suy giảm và thường xuyên đau tai. Bác sĩ cũng chỉ ra rằng, sau khi người đàn ông khỏi bệnh, không dám dùng bông tăm để ngoáy tai. Trường hợp này là một minh chứng cho việc sử dụng tăm bông không đúng cách sẽ dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe, bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn, tổn thương màng nhĩ và ù tai.
Bác sĩ Từ Hậu Tường, một bác sĩ Tai mũi họng ở trong nước cũng cho biết: Mới đây, các bác sỹ ở Anh đã đưa ra cảnh báo về các mối nguy hiểm khi dùng tăm bông để ngoáy tai. Các chuyên gia đã làm một thí nghiệm.
Họ đưa tăm bông vào một bên tai có ráy và đặt thiết bị để theo dõi. Kết quả cho thấy, chỉ một phần nhỏ ráy tai bám vào tăm bông, còn một phần ráy tai khác lại bị đẩy theo ống tai về phía màng nhĩ do tác động từ tay người dùng.
Nếu ráy tai nhiều và thành một cục lớn, khi bị đẩy về màng nhĩ, nó sẽ ép lên bề mặt của màng nhĩ, khiến màng nhĩ không thể rung động tự do và do đó gây ra vấn đề về thính lực.
Sử dụng tăm bông không đúng cách sẽ dẫn đến nhiễm trùng do vi khuẩn, tổn thương màng nhĩ và ù tai.
Theo Bệnh viện Đại học Oxford, mọi người không nên tự ý làm sạch tai của mình. Các chuyên gia giả thích: "Những mảng bám trong tai có kết cấu như một băng chuyền. Nó di chuyển dọc theo ống tai của bạn cho đến màng nhĩ.
Nếu bạn dùng que bông hoặc bất cứ vật dụng khác để làm sạch tai, bạn có thể phá vỡ hệ thống làm sạch tự nhiên của đôi tai. Thường thì việc lấy ráy tai không phải thực sự làm sạch mà chỉ càng đẩy ráy tiếp tục sâu xuống các ống tai, làm cho bạn cảm thấy điếc tạm thời và gây tổn thương cho ống tai cũng như màng nhĩ của bạn."
Nếu ống tai của bạn bị che kín bởi ráy tai, cản trở thính lực hoặc gây ra hiện tượng đau nhức, hãy đến gặp bác sỹ. Chỉ những người có chuyên môn mới có thể thực hiện các thủ thuật làm sạch ống tai đúng cách và không gây tổn thương cho tai của bạn.