Hà Nội thêm gần 2.800 ca COVID-19 mới, hơn 400 ca nặng/nguy kịch đang điều trị

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 08/01/2022 18:36 PM (GMT+7)

Ngày 8/1, số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội tiếp tục tăng so với ngày hôm trước, hiện theo thống kê đang có 408 bệnh nhân nặng, nguy kịch điều trị tại thủ đô.

Từ 18h ngày 07/01/2022 đến 18h ngày 08/01/2022, Hà Nội ghi nhận 2.791 ca bệnh. Trong đó:

+ Bệnh nhân phân bố tại 386 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

+ Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đống Đa (144); Hai Bà Trưng (127); Hoàn Kiếm (118); Bắc Từ Liêm (88); Thanh Trì (72)…

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 68.147 ca.

Ca mắc mới tại Hà Nội tiếp tục gia tăng.

Ca mắc mới tại Hà Nội tiếp tục gia tăng.

Đang có hơn 400 bệnh nhân nặng, nguy kịch tại Hà Nội

Tính tới hết ngày 7/1, Hà Nội đang điều trị cho hơn 40.700 bệnh nhân COVID-19, gần 79% tổng số bệnh nhân đang điều trị tại nhà (hơn 31.300 F0), 6.736 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở thu dung của TP, quận/huyện (tầng 1); gần 2.700 bệnh nhân điều trị tại các bệnh viện (gồm tầng 2 và 5 bệnh viện tầng 3 của TP); gần 340 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Cùng thời điểm cập nhật này, theo thống kê cập nhật của Bộ Y tế, tại Hà Nội (gồm các cơ sở của TP và Trung ương) đang có 408 bệnh nhân nặng/nguy kịch, tăng gần 14% so với trung bình 7 ngày trước; trong đó có 336 bệnh nhân phải thở oxy qua mặt nạ/gọng kính - tăng 15%; 38 bệnh nhân phải thở máy xâm lấn, tăng hơn 27%...

Tại hai cơ sở Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 (thuộc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) và cơ sở 2 Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, hầu hết các bệnh nhân nặng/nguy kịch, tiên lượng tử vong đều là người cao tuổi, nhiều bệnh nền, chưa tiêm hoặc mới tiêm 1 mũi vaccine, nhập viện khi đã suy hô hấp nặng. 

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn gửi các bệnh viện công lập và ngoài công lập; trung tâm y tế quận, huyện, thị xã về việc phân công hỗ trợ, chỉ đạo tuyến và tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19 lần 2.

Theo đó, các bệnh viện tầng 3 gồm Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Thanh Nhàn, Đa khoa Hà Đông, Đa khoa Xanh Pôn và Bệnh viện Đa khoa Đống Đa - chuyên khoa đầu ngành truyền nhiễm - hỗ trợ chuyên môn cho 35 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố, tuyến huyện thuộc tầng 2.

Bệnh viện Đa khoa Đức Giang hỗ trợ 9 bệnh viện gồm: Bắc Thăng Long, Đa khoa Gia Lâm, Đa khoa Đông Anh, Đa khoa Sóc Sơn, Tim Hà Nội, Phụ sản Hà Nội, Tâm thần Hà Nội, Hòe Nhai, Việt Nam - Cu Ba; 

Bệnh viện Thanh Nhàn hỗ trợ 8 bệnh viện: Thanh Trì, Phú Xuyên, Mê Linh, Thạch Thất, Ung bướu Hà Nội, Phổi Hà Nội, Thường Tín, 09;

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn hỗ trợ 8 bệnh viện: Y học cổ truyền Hà Nội, Hoài Đức, Quốc Oai, Đan Phượng, Phúc Thọ, Mắt Hà Nội, Da liễu Hà Nội, Phục hồi chức năng Hà Nội; 

Bệnh viện Đa khoa Hà Đông và Bệnh viện Đa khoa Đống Đa hỗ trợ 10 bệnh viện: Đa khoa Sơn Tây, Ba Vì, Chương Mỹ, Vân Đình, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thận Hà Nội, Y học cổ truyền Hà Đông, Mắt Hà Đông.

Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến thành phố/tuyến huyện hỗ trợ chuyên môn các trung tâm y tế và cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn được phân công trong công tác điều trị COVID-19.

Nhiều trẻ ngất, co giật sau tiêm vắc xin COVID-19, chuyên gia lý giải nguyên nhân bố mẹ ít ngờ
Nhiều trường hợp trẻ bị co giật, ngất sau tiêm vắc xin COVID-19 không phải do vắc xin mà xuất phát từ yếu tố tâm lý và tác động từ môi trường bên...

Dịch COVID-19

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19