Đã tiêm 2 mũi vắc xin, lại mới mắc COVID-19 có nên tiêm tiếp mũi thứ 3?

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 06/01/2022 10:36 AM (GMT+7)

Đã tiêm 2 mũi vắc xin, lại bị mắc COVID-19 liệu có nên tiêm mũi vắc xin không? TS.BS Trương Hữu Khanh, nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh (BV Nhi đồng 1) sẽ giải đáp về vấn đề này.

TS.Bs.Trương Hữu Khanh

Nguyên trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM

Xem tất cả bài viết của chuyên gia
Vân Huy (huyvan***@gmail.com)

Chào bác sĩ!

Em đã tiêm 2 mũi vắc xin và cũng vừa mắc COVID-19 được gần 2 tháng, hiện đã có chứng nhận khỏi bệnh. Vậy trường hợp của em có nên tiêm mũi 3 không ạ?

Đã tiêm 2 mũi vắc xin, lại mới mắc COVID-19 có nên tiêm tiếp mũi thứ 3? - 1
TS.BS Trương Hữu Khanh

Nếu bạn chắc chắn đã mắc COVID-19 và mới mắc gần 2 tháng, đã tiêm 2 mũi vắc xin trước đó rồi thì không cần tiêm vì tiêm vào phí thuốc. Trường hợp không biết, tiêm vào cũng không ảnh hưởng gì cho sức khỏe nhưng cũng không có lợi gì cho khả năng miễn dịch.

Tuy nhiên, với trường hợp người bị suy giảm miễn dịch nặng, test thử kháng thể không đảm bảo mới nên tiêm. Còn với trường hợp bình thường, mới mắc COVID-19 xong kháng thể còn rất mạnh. Một số nghiên cứu cho thấy, việc đã tiêm 2 mũi vắc xin, xong mắc COVID-19 trong vài tháng đầu (trước 6 tháng) sẽ tạo ra “siêu kháng thể”.

Một số ý kiến cho rằng, việc đã tiêm 2 mũi vắc xin, giờ tiêm mũi 3 liệu gia tăng nguy cơ sốc phản vệ? Điều này không chính xác. Việc tiêm mũi 3 không tăng nguy cơ phản vệ, chỉ có thể gây nên những phản ứng như đã nói trên và sẽ giảm hoặc mất đi sau 24 đến 48 giờ.

Mọi thắc mắc của bạn đọc về các vấn đề sức khỏe sẽ được các chuyên gia tư vấn trong những bài tiếp theo. Mời quý độc giả đón đọc các bài Hỏi đáp bác sĩ vào các ngày thứ 3-5 hàng tuần trên mục Sức khỏe.

Nhiều trẻ ngất, co giật sau tiêm vắc xin COVID-19, chuyên gia lý giải nguyên nhân bố mẹ ít ngờ
Nhiều trường hợp trẻ bị co giật, ngất sau tiêm vắc xin COVID-19 không phải do vắc xin mà xuất phát từ yếu tố tâm lý và tác động từ môi trường bên...

Dịch COVID-19

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Vắc xin COVID-19