Hai vợ chồng đều bị ung thư, thói quen xấu của chồng hủy hoại cả gia đình

Ngày 04/04/2019 19:00 PM (GMT+7)

Vợ chồng sống với nhau một thời gian dài sẽ xuất hiện những sở thích tương đồng, nhưng mọi người lại không biết vợ chồng ở với nhau thời gian dài còn có thể xuất hiện chung một loại bệnh. Tiêu biểu là cặp vợ chồng ở Chiết Giang, Trung Quốc cùng mắc bệnh ung thư phổi.

Những người thân, bạn bè của gia đình ông Lưu đều nói, họ ghen tị với gia đình ông. Ông Lưu và vợ là bà Đồng sống rất tình cảm, hòa thuận, cô con gái đầu lòng của họ đã kết hôn, có công việc ổn định, cậu con trai cũng đang học tại một trường đại học danh tiếng, mọi thứ đều rất thuận lợi, suôn sẻ, vợ chồng ông Lưu chỉ việc hưởng thụ tuổi già.

Tuy nhiên, vào đầu 1/2019, ông Lưu 67 tuổi, đột nhiên xuất hiện các triệu chứng ho, nhiều lần ho ra máu. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra, ông Lưu như sét đánh ngang tai, khi bác sĩ thông báo ông bị ung thư phổi giai đoạn cuối, đã bị di căn, tình trạng bệnh không mấy khả quan.

Hai vợ chồng đều bị ung thư, thói quen xấu của chồng hủy hoại cả gia đình - 1

Ông Lưu đi khám phát hiện ung thư phổi giai đoạn cuối.

Khi cả gia đình vẫn chưa hết sốc, một tháng sau đó, bà Đồng cũng bắt đầu bị cảm lạnh và ho, luôn cảm thấy có điều gì không ổn. Cuối cùng, con cái cũng khuyên bà đến bệnh viện để làm kiểm tra, kết quả chụp CT phần ngực khiến cả gia đình ông Lưu như chết lặng, bà Đồng cũng bị ung thư phổi. May mắn hơn chồng, bà Đồng phát hiện bệnh sớm, nên có thể được phẫu thuật.

Mọi người trong gia đình ông Lưu thắc mắc: “Chúng tôi chỉ nghe nói bệnh truyền nhiễm mới lây từ người này sang người khác, tại sao bệnh ung thư cũng bị truyền nhiễm?”. Bác sĩ trả lời: “Bệnh ung thư không truyền nhiễm, có thể do thói quen sinh hoạt hàng ngày của 2 vợ chồng gây nên”.

Bà Đông nói với bác sĩ, ông Lưu đã hút thuốc hơn 30 năm, khói thuốc nhả ra hàng ngày vô cùng nhiều, mỗi ngày ông hút ít nhất 2 bao, bà Đồng hình dung cuộc sống của mình là “sương khói bao phủ suốt ngày”.

Bà Đình chia sẻ thêm: “Gia đình chúng tôi đều không có tiền sử mắc bệnh ung thư, sau khi con gái đi lấy chồng, tôi và ông Lý cùng buôn bán một cửa hàng bách hóa nhỏ, tình hình kinh tế cũng khá tốt. Hơn nữa, vợ chồng tôi cũng rất chú trọng tới dinh dưỡng, thường xuyên luyện tập thể dục, không ngờ chỉ vì thói quen của ông Lưu khiến cả 2 vợ chồng đều mắc bệnh”.

Hai vợ chồng đều bị ung thư, thói quen xấu của chồng hủy hoại cả gia đình - 2

Thói quen hút thuốc lá là nguyên nhân khiến vợ chồng ông Lưu đều bị ung thư phổi

Giáo sư Ngô Nhất Long, bác sĩ tại Bệnh viện Phổi tỉnh Chiết Giang, chuyên gia nổi tiếng về bệnh ung thư phổi cho biết: “Các cặp vợ chồng bị ung thư phổi có mối quan hệ chặt chẽ với khói thuốc lá, môi trường sống và thói quen sinh hoạt. Thuốc lá và khói thuốc phụ đã được xác nhận có liên quan đến ung thư phổi. Do đó, ông Lưu hút thuốc lá, bà Đồng là người thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động, là nguyên nhân dẫn đến cả 2 người bị ung thư phổi. Số lượng thuốc lá hút càng nhiều thì nguy cơ mắc ung thư càng tăng”.

Theo báo cáo của Trung Quốc năm 2018 đã chỉ ra rằng có 3.084 triệu trường hợp khối u ác tính mới ở nước này, tức là cứ mỗi phút có 7 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Trong số đó, đứng đầu là ung thư phổi.

Ngoài yếu tố di truyền có 2 nguyên nhân chính dẫn đến ung thư phổi

Đầu tiên là hút thuốc

Theo thống kê, 30% bệnh ung thư có liên quan đến hút thuốc trong thời gian dài, liên quan chặt chẽ nhất là ung thư phổi. Trong các cuộc phỏng vấn liên quan, các chuyên gia nổi tiếng cho biết, hút thuốc khi mang thai làm tăng nguy cơ hen suyễn và thở khò khè ở trẻ sơ sinh từ 65% đến 70% và tần suất các cơn hen cấp tính ở trẻ em tăng đáng kể. Mỗi ngày, người chồng hút thuốc càng nhiều, người vợ có nguy cơ mắc ung thư phổi càng cao. Do đó, một lần nữa bác sĩ khuyên người hút thuốc: Hãy vì vợ, vì con và cũng vì chính bản thân mình, xin đừng hút thuốc nữa.

Thứ hai là ô nhiễm môi trường

Hai vợ chồng đều bị ung thư, thói quen xấu của chồng hủy hoại cả gia đình - 3

Dữ liệu cho thấy ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi. Các bác sĩ cho rằng ô nhiễm môi trường cũng có hại cho phổi của mọi người như hút thuốc lá. Giáo sư Ngô Nhất Long cho biết, nguyên nhân cơ bản dẫn đến ung thư phổi chưa chưa giải thích được rõ ràng, nhưng vấn đề ô nhiễm, sự khác biệt về di truyền và độ nhạy cảm của nam và nữ là khác nhau, tất cả đều phải xem xét. Đặc biệt căng thẳng, khói thuốc phụ có tác có tác động rất lớn đối với phụ nữ. Vì vậy, hãy tránh xa nó, chỉ cần ở trong môi trường khói thuốc 10 phút là đều bị ảnh hưởng.

Triệu chứng và phòng ngừa bệnh ung thư phổi

Bác sĩ Ngô Nhất Long nhấn mạnh: "Ung thư phổi giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng, và một khi các triệu chứng xuất hiện, nó đã đến giai đoạn giữa và cuối. Giai đoạn giữa và cuối của ung thư phổi chủ yếu có 10 triệu chứng lớn: ho, khó thở, đau ngực, ho ra máu, viêm phổi, sụt cân, toàn thân mệt mỏi, chán ăn, sốt, thiếu máu. Người hút thuốc ho là điều rất binhg thường, nhưng một khí đã được uống thuốc điều trị, 2 tuần không có chuyển biến và âm thanh ho bắt đầu thay đổi, thì cần phải cảnh giác”.

Hai vợ chồng đều bị ung thư, thói quen xấu của chồng hủy hoại cả gia đình - 4

Biểu hiện của ung thư phổi là ho, ho ra máu, sụt cân,...

Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng phương pháp chính để ngăn ngừa ung thư phổi vẫn là bắt đầu từ chính họ, phát triển thói quen tốt, không hút thuốc hoặc ít hút thuốc. Cố gắng dùng các loại thực phẩm từ tự nhiên, trẻ nhỏ tránh xa các loại thực phẩm nhiều chất phụ gia, ăn càng ít càng tốt.

Chẩn đoán sớm và điều trị sớm ung thư phổi là rất quan trọng. Khuyến cáo những nhóm nguy cơ cao (hút thuốc, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư, nam giới trên 45 tuổi, phụ nữ trên 40 tuổi) nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ. Bệnh ung thư phổi phát hiện sớm, điều trị kịp thời, hiệu quả tốt và tỷ lệ sống cao.


 

Bị ung thư phổi, người phụ nữ giật mình khi biết đã sống cùng thủ phạm hàng chục năm
Không hút thuốc lá, sống lành mạnh lại là một cựu vận động viên nhưng người phụ nữ 33 tuổi vẫn mắc ung thư phổi giai đoạn 4.
Hà Vũ (dịch theo Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan