Vị vua liệt dương và xấu tới nỗi vợ nào cũng sợ - hậu quả từ 16 đời loạn luân

Ngày 27/10/2021 17:10 PM (GMT+7)

Với mục tiêu gìn giữ dòng máu hoàng gia “thuần chủng” bằng cách thực hiện những cuộc hôn nhân cận huyết, gia đình của vua Charles II đã khiến con cái mình mang nhiều bệnh tật và sống cuộc đời đầy bi kịch. 

Vua Charles II Enchanted là đại diện cuối cùng của vương triều Habsburg trên ngai vàng Tây Ban Nha. 35 năm trị vì của ông được đánh dấu bằng nhiều thách thức - thất bại trong chiến tranh, đỉnh cao của tham ô và hối lộ, mất uy tín trên chính trường quốc tế… nhưng điều duy nhất khiến người ta nhớ về ông là vẻ ngoài xấu xí đến kỳ dị.

Vua Charles (Carlos) II là người cai trị vương triều Habsburg cuối cùng của Tây Ban Nha. Việc ông xấu xí tới thảm hại và mắc một loạt bệnh tật chính là hệ quả từ cách duy trì dòng dõi hoàng gia của gia đình.

Vua Charles II thấp còi, có phần đầu to quá mức, chân lại rất nhỏ và yếu, khó nâng đỡ cơ thể. Ảnh: Pictolic

Vua Charles II thấp còi, có phần đầu to quá mức, chân lại rất nhỏ và yếu, khó nâng đỡ cơ thể. Ảnh: Pictolic

Vua Charles II sinh ngày 6 tháng 11 năm 1661 và trở thành vua năm 1665 khi mới 4 tuổi. Mẹ ông đã giữ vai trò cai trị như một nhiếp chính trong 10 năm, cho đến khi Charles là một thiếu niên.

Charles sinh ra giữa bối cảnh xung đột chính trị ở châu Âu, khi người Habsburgs cố gắng kiểm soát toàn bộ lục địa.

Nhà Habsburgs đến từ Áo, là một trong những hoàng tộc có ảnh hưởng lớn nhất châu Âu. Bên cạnh Tây Ban Nha, họ còn cai trị Bỉ, Hà Lan và một số vùng của Đức. Nhưng vua Charles II quá xấu xí, còi cọc và kém phát triển về trí tuệ nên không đủ khả năng cai trị Tây Ban Nha và các nước láng giềng.

Đó là những gì xảy ra sau 16 thế hệ giao phối cận huyết.

Người Habsburgs quá chú trọng vào việc duy trì quyền lực mình đã có trong vài trăm năm, đến nỗi họ thường kết hôn với những người ruột thịt của mình. Sau 16 thế hệ, gia đình của vua Charles II đã thu hẹp tới mức bà nội cũng chính là bác của ông.

Vị vua xấu xí và ốm yếu

Đặc điểm nổi bật nhất của Charles II là chiếc hàm bạnh xấu xí, được gọi là hàm Habsburg. Hàm dưới nhô ra quá nhiều so với hàm trên và không thể khớp với nhau. Điều này khiến nhà vua không nhai nổi thức ăn. Lưỡi của Charles II cũng quá lớn khiến ông gần như không thể nói được. Nhà vua còn không được phép đi lại cho đến khi gần như trưởng thành. Không những thế, gia đình hoàng gia còn chẳng bận tâm tới việc dạy dỗ nhà vua, khiến ông mù chữ và hoàn toàn phải phụ thuộc vào những người xung quanh.

Người vợ đầu tiên của vua, Marie-Louise of Orleans, sợ ngoại hình của chồng tới nỗi không dám tới gần ông. Ảnh: Pictolic

Người vợ đầu tiên của vua, Marie-Louise of Orleans, sợ ngoại hình của chồng tới nỗi không dám tới gần ông. Ảnh: Pictolic

Charles II bệnh tật và các cuộc hôn nhân đi vào ngõ cụt

Người vợ đầu tiên của vua Charles II là Marie Louise ở Orleans (cháu gái thứ hai của Charles II). Không có gì đáng ngạc nhiên, đây là một cuộc hôn nhân sắp đặt. Đại sứ Pháp đã viết thư cho tòa án Tây Ban Nha vào năm 1679 kể Marie hoàn toàn không muốn làm gì với Charles và "vị vua không chỉ ốm yếu mà còn xấu xí đến mức khiến vợ mình sợ hãi”. Vị đại sứ này miêu tả không sai chút nào.

Vua Charles II của Tây Ban Nha hầu như không thể đi lại vì đôi chân bé nhỏ và yếu ớt của ông không thể nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Ông bị ngã vài lần khi thử bước đi. Người vợ đầu Marie qua đời năm 1689 ở tuổi 27 mà không sinh được người kế vị cho Charles II. Ông vô cùng suy sụp sau cái chết của vợ.

Người ta mô tả đám cưới vua vô cùng đặc biệt khi bạn bè người thân của hai bên vẫn là cùng một nhóm người

Người ta mô tả đám cưới vua vô cùng đặc biệt khi bạn bè người thân của hai bên vẫn là cùng một nhóm người

Thời điểm ấy, các bộ trưởng và cố vấn đã gợi ý vua kết hôn luôn lần 2.

Cuộc hôn nhân thứ hai của ông là với Marie-Anne ở Neubourg, diễn ra chỉ vài tuần sau khi người vợ đầu qua đời. Cha mẹ của Marie-Anne có 23 người con, vì vậy vương triều hy vọng người phụ nữ này ít nhất sẽ sinh cho nhà vua một người thừa kế. Nhưng mọi sự không như dự tính.

Những căn bệnh vua Charles II gánh chịu

Hóa ra vua Charles II bị bất lực và không thể làm cha. Đó là một phần hậu quả của tình trạng loạn luân diễn ra bao năm trong vương triều. Theo các tài liệu ghi chép lại, nhà vua có lẽ đã mắc hai chứng rối loạn di truyền.

Vua Charles II có chiếc hàm bạnh xấu xí đặc trưng của nhà Habsburg. Ảnh: Pictolic

Vua Charles II có chiếc hàm bạnh xấu xí đặc trưng của nhà Habsburg. Ảnh: Pictolic

Thứ nhất là sự thiếu hụt hormone tuyến yên, một chứng rối loạn khiến ông thấp lùn, bất lực, vô sinh, yếu ớt và có một loạt các vấn đề về tiêu hóa. Rối loạn khác là nhiễm toan ống thận - biểu hiện bằng việc có máu trong nước tiểu, cơ bắp yếu và đầu to bất thường so với phần còn lại của cơ thể.

Sự xấu xí và các vấn đề sức khỏe của Charles II không phải lỗi của vua mà xuất phát từ tình trạng giao phối cận huyết của các thế hệ trong gia đình ông.

Trớ trêu thay, trong khi gia đình Habsburgs cho rằng dòng dõi của họ sẽ chỉ tồn tại nếu kết hôn với những người cùng mang dòng máu hoàng tộc thì cũng chính việc này đã dẫn bi kịch ít nhất hai thế kỷ giao phối cận huyết cuối cùng không tạo ra được người thừa kế ngai vàng nào.

Charles II của Tây Ban Nha qua đời vào năm 1700 ở tuổi 39. Với tình trạng sức khỏe của ông, thọ đến tuổi này không phải là thấp. Vì không có con, cái chết của ông đã gây ra một cuộc chiến kéo dài 12 năm ở châu Âu, gọi là Chiến tranh kế vị Tây Ban Nha. Triều đại của Habsburgs cuối cùng đã kết thúc. 

Xem thêm:

Vị vua duy nhất trong lịch sử bị vợ bỏ vì bất lực, hậu quả của thời trẻ phóng đãng

Vị hoàng đế lập mưu tự “cắm sừng” chính mình, 12 con đều không phải con ruột vì bất lực

Vị vua cuồng sex ngủ với 5.000 người đẹp, bị tiêm hormone nữ để giảm ham muốn tình dục
Đời sống tình ái đầy phiêu lưu của cựu quốc vương Tây Ban Nha với hàng loạt người nổi tiếng đã được biết tới từ lâu nhưng mới đây người ta mới biết vị...

Chuyện về người nổi tiếng

Yên Minh (Dịch từ Allthatsinteresting, Pictolic)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện về người nổi tiếng