Các phi tần khi đã già thường không còn được vua gọi đến để hầu hạ mỗi đêm nhưng trong lịch sử lưu truyền câu chuyện hoàng đế Càn Long 81 tuổi vẫn cho gọi phi tần 78 tuổi tới giường nhưng không phải để sủng hạnh.
Hoàng đế của tất cả các triều đại đều có cả ngàn mỹ nhân trong hậu cung và Hoàng đế Càn Long cũng không ngoại lệ. Vì hậu cung có nhiều phi tần như vậy, bất cứ ai được vua gọi đến để làm "ấm giường" buổi đêm cũng có thể coi là phúc kiếp tu nhiều đời.
Hầu như những người được hoàng đế chọn thị tẩm (ân ái) thường xinh đẹp, trẻ trung. Ấy vậy mà có một phi tần ở tuổi xế chiều vẫn được hoàng đế Càn Long chọn đến hầu hạ trên giường, đó chính là Du phi.
Vua Càn Long 81 tuổi vẫn cho gọi Du phi đến hầu hạ buổi đêm khiến nhiều người bàn luận.
Ban đầu Du phi không được vua coi trọng như vậy. Bà là người Mông Cổ, cha có chức sắc không cao trong triều đình nên địa vị của bà trong hậu cung rất thấp. Dù vậy, Du phi bản tính hiền lành, không thích tranh đoạt, luôn cư xử nhẹ nhàng nên lâu lâu Càn Long cũng nhớ đến bà và cho gọi thị tẩm.
Cuộc sống của bà chỉ sang trang mới sau khi hạ sinh được người con trai thứ 5 cho hoàng đế, đặt tên là Vĩnh Kỳ. Nhờ được dạy dỗ tốt, Vĩnh Kỹ rất ngoan ngoãn, thông minh, biết nhiều ngôn ngữ... nên được Càn Long yêu quý, hết mực khen ngợi. Phong vị của Du Phi nhờ thế cũng được thêm vài cấp bậc từ Thường tại lên Tần rồi lên chức Phi.
Du phi ban đầu có địa vị thấp kém trong hậu cung, không được vua sủng ái. (Ảnh minh họa)
Đặc biệt sau sự kiện hoàng tử Vĩnh Kỳ liều mình lao vào ngọn lửa cứu hoàng đế trong một vụ cháy ở cung điện đã càng khiến vua cha thêm cảm động, quý trọng, còn muốn chỉ định là người kế thừa ngai vàng trong tương lai. Nhưng không may năm 25 tuổi, hoàng tử Vĩnh Kỳ qua đời do mắc bệnh khiến Càn Long rất đau buồn, chẳng còn muốn đến cung của Du phi. Bản thân Du phi khi ấy cũng 53 tuổi, không còn thích hợp để sinh con nên kể từ đó, bà quay lại cuộc sống buồn tẻ xưa.
Nhờ sinh được đứa con trai thông minh, ngoan ngoãn nên Du phi cũng dần được vua xem trọng. (Ảnh minh họa)
Những tưởng rằng vua sẽ chẳng bao giờ ngó ngàng tới bà nữa nhưng năm Du phi 78 tuổi, hoàng đế Càn Long lại lật thẻ bài của bà để gọi đến thị tẩm. Nói là thị tẩm nhưng thực chất là gọi bà đến để ôn lại chuyện xưa về đứa con trai mà vua nhất mực yêu quý. Du phi là mẹ ruột của hoàng tử Vĩnh Kỳ nên tất nhiên bà là lựa chọn đầu tiên.
Hơn nữa, Du phi đã bắt đầu theo hầu Càn Long từ năm 13 tuổi, ở bên cạnh hoàng đế hơn 60 năm ít nhiều cũng có chút tình cảm. Hoàng đế khi đó tuổi tác đã cao, cũng chỉ muốn có người tâm sự bầu bạn đêm khuya, an ủi tinh thần tuổi già.
Hơn nữa hoàng đế Càn Long cũng là người rất chú ý tới việc giữ gìn sức khỏe, không quá đam mê sắc dục nên ở thời điểm đó, chuyện ân ái với ông không còn quá quan trọng mà sức khỏe tinh thần sẽ được chú trọng hơn. Đó cũng là lý do mà các vị vua thời xưa thường không sống lâu nhưng Càn Long có thể sống tới 86 tuổi.
Có thể thấy, hoàng đế cũng giống như người thường, đến tuổi già cũng muốn có người bầu bạn, chia sẻ, thích hồi tưởng lại quá khứ. Theo quan điểm của y học hiện đại ngày nay, việc người lớn tuổi hồi tưởng lại quá khứ lại có rất nhiều lợi ích.
Hồi tưởng có thể có nhiều tác động tích cực đối với một người lớn tuổi. Theo Hiệp hội Tâm lý học của Mỹ, có một liệu pháp được gọi là "sử dụng ký ức" là việc sử dụng lại quá khứ cuộc đời của một người bằng văn bản, bằng lời nói hoặc cả hai để cải thiện sức khỏe tâm lý.
Liệu pháp này dựa vào việc giúp các cá nhân nhớ lại những trải nghiệm trong quá khứ thông qua thị giác, âm thanh, vị giác, xúc giác hoặc khứu giác. Nó có thể bao gồm nhiều hoạt động khác nhau như xem tranh, hát một bài hát hoặc nói về một sự kiện. Những ký ức này có thể giúp người cao niên mắc bệnh Alzheimer hoặc chứng mất trí tăng cường tâm trạng và giảm kích động.
Dưới đây là một số lý do bổ sung tại sao việc hồi tưởng lại có lợi cho người già.
- Giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của họ
Sau khi nhớ lại những kỷ niệm vui vẻ, người lớn tuổi thường rạng rỡ và cười nhiều hơn. Tham gia vào cuộc trò chuyện sôi nổi với những người khác giúp người cao tuổi duy trì sự cân bằng trong cuộc sống của họ.
- Giảm các triệu chứng trầm cảm
Liệu pháp hồi tưởng thường được sử dụng cho những bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ và trầm cảm. Khi người cao tuổi bận rộn chia sẻ những điều vui vẻ trong quá khứ của họ, điều đó khiến họ mất tập trung khỏi việc lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Thêm vào đó, nó làm tăng lòng tự trọng của họ.
- Tăng cường sức khỏe thể chất.
Nhớ lại những trải nghiệm trong quá khứ cũng có thể cải thiện cơ thể của một người bằng cách làm giam huyết áp và nhịp tim.
- Giảm căng thẳng
Khi người già chia sẻ quá khứ của họ với ai đó, điều đó có thể làm giảm mức độ căng thẳng của họ.
- Nâng cao lòng tự trọng
Lão hóa là một quá trình có thể khá khó khăn đối với nhiều người. Hồi tưởng giúp người già có cảm giác khẳng định lại bản thân, khiến họ tăng thêm lòng tự trọng.