GiadinhNet - Trong thời kỳ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm của Trung Quốc, hậu cung của các Hoàng đế có rất nhiều phi tần, hoàng tử, công chúa. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là trong lịch sử lại gần như không hề nhắc đến trường hợp sinh đôi trong gia đình hoàng tộc.
Có phải vì các phi tần không thể sinh đôi được không? Tất nhiên là không phải vậy, sự thực đằng sau khiến nhiều người cảm thấy rất phũ phàng.
1. Việc “sinh đôi” là không may mắn
Không giống như hiện nay, trong thời đại cổ xưa, nhiều người rất mê tín, đặc biệt là Hoàng tộc ở địa vị tối cao lại càng chú ý đến phương diện này. Vào thời điểm đó, hoàng gia cổ đại tin rằng "sinh đôi" là điều không may mắn.
Phi tần sinh đôi, sợ mang vận xui và bị mọi người xung quanh chỉ trích, nên cách giải quyết việc này khá tàn nhẫn. Nếu cặp song sinh được phát hiện sau khi chào đời, một trong hai đứa trẻ sẽ bị giết. Một số hoàng đế hoặc thê thiếp không thể chịu đựng nổi sẽ bí mật gửi một trong hai trẻ song sinh đến một nơi không ai có thể tìm thấy. Bằng cách này, không chỉ có thể cứu được mạng sống của chính con mình mà còn có thể cứu được sự thịnh vượng và giàu có của một trong hai đứa trẻ.
2. "Sinh đôi" ảnh hưởng đến quyền thừa kế
Trong hoàng gia cổ đại, những thứ như quyền lực và địa vị được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác phải tuân theo một hệ thống quy định rất nghiêm ngặt. Con trai cả là con đầu lòng do người vợ cả sinh ra, nếu có cặp song sinh, nó có thể gây ra sự nhầm lẫn trong hệ thống thừa kế này và không có lợi cho việc củng cố địa vị. Vì vậy để bảo vệ hệ thống này và sự uy nghiêm, việc "sinh đôi" sẽ không được phép. Đặc biệt đối với những người con trong hoàng tộc, nếu họ là anh em sinh đôi thì rất có thể sau này họ sẽ cướp ngôi, gây bất ổn chính trị - xã hội.
Tuy nhiên, trong các ghi chép không chính thức, cũng có một số cặp song sinh hoàng gia sống sót. Trong cuốn "Lịch sử Minh triều", Hồ Thị - vợ của Sở Cung Vương (vị vua thứ 26 của nước Sở) sinh được hai Hoàng tử sinh đôi Hoa Khuê và Hoa Bích. Mặc dù cả hai người đều không có cơ hội trở thành Hoàng đế, nhưng so với những cặp song sinh hoàng tộc khác, cuộc đời họ vẫn được xem là hạnh phúc nhất trong lịch sử Trung Quốc cổ đại.
Ngoài ra, cũng có một trường hợp sinh đôi nam-nữ khác, được gọi là thai Long Phượng. Theo "Bắc Tề thư", Hoàng hậu Lâu Thị đã hạ sinh cho vua Cao Hoan một cặp sinh đôi hoàng tử và công chúa, cả hai đều được vua nuôi dưỡng và hết mực yêu chiều.
3. Y tế lạc hậu
Do điều kiện y tế thời cổ đại lạc hậu nên dù sinh ra trong hoàng tộc cũng có nguy cơ mắc bệnh dị sản, đặc biệt là sinh đôi thì thể chất của những đứa trẻ này vô cùng yếu, nên thường các cặp song sinh sau khi ra đời sẽ chết yểu. Do đó, để tránh không cho người ngoài biết, cũng sẽ không dùng lịch sử chính thức ghi lại, cho nên đương nhiên sẽ không có thông tin như vậy.
4. Sức khỏe và dinh dưỡng kém không có lợi cho việc sinh đôi
Mặc dù trong Hoàng tộc, điều kiện sống và sức khỏe của người xưa cũng có nhiều phương diện khó so sánh với thời hiện đại của chúng ta, thậm chí Hoàng để “sủng ái” rất nhiều phi tần, dẫn đến chất lượng tinh trùng không tốt, sự phát triển thai nhi trong bụng mẹ cũng không phải là tốt nhất, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự khả năng hình thành các cặp song sinh.
Mang thai đôi là gì?
Về khái niệm, mang thai đôi là trạng thái có cùng một lúc hai em bé đang lớn lên trong bụng mẹ. Có thể nói mang thai đôi khá hiếm, bởi lẽ thông thường ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ chỉ có một quả trứng được giải phóng. Sau khi trứng được thụ tinh sẽ phát triển thành phôi và thường chỉ có một em bé hình thành và chào đời.
Theo lý giải từ các chuyên gia, mang thai đôi thường xảy ra 2 trường hợp sau:
- Trường hợp sinh đôi khác trứng: 2 quả trứng được giải phóng cùng lúc thụ tinh với 2 tinh trùng, khi ấy sẽ có 2 phôi đồng thời phát triển cùng lúc trong tử cung, tạo nên hiện tượng thai đôi. Nhìn chung, ngoại trừ một vài đặc điểm tương đồng không đáng kể, ở hai em bé sinh đôi khác trứng đa phần là sự khác biệt lớn về hình thể lẫn tính cách và khác giới tính.
- Trường hợp sinh đôi cùng trứng: Một quả trứng và một tinh trùng cùng tham gia thụ tinh. Tuy nhiên khi bước vào quá trình phân chia, chúng tách thành 2 hợp tử độc lập hoàn toàn. Từ đó dẫn đến hiện tượng 2 phôi phát triển thành 2 bào thai. Khác với sinh đôi khác trứng, 2 em bé nếu thuộc trường hợp sinh đôi cùng trứng có rất nhiều đặc điểm giống nhau cả về hình thể, tính cách và giới tính.