Lý do Càn Long si mê Hàm Hương nhưng cả đời bà không có con vì có thứ này được xem là quá lớn

HOÀNG THÙY. - Ngày 27/09/2023 11:59 AM (GMT+7)

Dù được vua Càn Long yêu chiều nhưng Dung Phi - nguyên mẫu của Hàm Hương lại không hề có con, nhiều người còn đồn rằng hoàng đế chỉ sủng hạnh nàng duy nhất một lần.

Chắc hẳn với nhiều người thuộc thế hệ 8x, 9x, chẳng ai không biết đến nhân vật Hàm Hương trong bộ phim Hoàn Châu Cách Cách đình đám một thời. Nàng nổi tiếng là người tỏa ra hương thơm tự nhiên khiến ong bướm cũng bị hấp dẫn.

Có rất nhiều ý kiến về việc nàng công chúa Hàm Hương này thực sự là ai trong lịch sử, trong đó nổi bật nhất là quan điểm cho rằng nguyên mẫu của Hàm Hương là Dung phi.

Hàm Hương (bên trái) được cho là lấy nguyên mẫu từ Dung phi (bên phải) - phi tần của Càn Long Đế.

Hàm Hương (bên trái) được cho là lấy nguyên mẫu từ Dung phi (bên phải) - phi tần của Càn Long Đế.

Dung Phi Hòa Trác Thị là người dân tộc Duy Ngô Nhĩ, kém Càn Long 27 tuổi. Thời điểm vào cung, nàng đã 27 tuổi được phong là Qúy nhân và là mỹ nhân lớn tuổi trong số các phi tần của Càn Long. Dù tuổi tác được xem là lớn nhưng Dung phi vẫn không khỏi khiến vua Càn Long bị thu hút bởi sự quyến rũ kỳ lạ. Tương truyền rằng khi Dung phi vào cung đột nhiên xuất hiện một điềm lành - cây vải mà hoàng đế đặc biệt ra lệnh mang từ phương nam về cung đã ra hơn 200 quả trong thời gian ngắn. 

Sự hấp dẫn đặc biệt của Dung phi đã giúp nàng nhận được sự sủng ái của hoàng đế. Vào năm Càn Long thứ 33, hoàng đế phong cho bà làm phi và ban thưởng nhiều quần áo cùng đồ trang sức quý giá. Từ khi bà vào cung, hoàng đế lo Dung phi sẽ nhớ quê hương quá nên đặc biệt mời các đầu bếp địa phương chịu trách nhiệm nấu những bữa ăn chuẩn quê hương cho bà thưởng thức, đồng thời con sai người chăm sóc bà chu đáo, cho phép Dung phi được mặc trang phục của dân tộc mình. 

Thế nhưng dù được Càn Long sủng ái như vậy nhưng Dung phi sống đến 55 tuổi vẫn chưa một lần mang thai. Có lời đồn đại rằng hoàng đế chỉ qua đêm với Dung phi duy nhất một lần và sau đó không có thêm lần nào nữa bởi vì Dung phi bị hôi chân rất nặng. Ban ngày khi đi giày sẽ không phát hiện ra cho đến khi lên giường buổi đêm, y phục cởi bỏ thì mùi hôi nồng nặc mới thoát ra khiến vua sợ hãi. 

Nhiều người đồn đại Dung phi chỉ được vua Càn Long thị tẩm một lần do nàng bị hôi chân. (Ảnh minh họa)

Nhiều người đồn đại Dung phi chỉ được vua Càn Long thị tẩm một lần do nàng bị hôi chân. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên đây chỉ là thông tin đồn đại, không có gì xác thực. Thực tế khi Dung phi nhập cung đã 27 tuổi, trong khi xã hội xưa, thiếu nữ 14,15 tuổi đã vào nhập cung nên hầu hết các phi tần trong hậu cung đều phục vụ hoàng đế khi còn ở tuổi thiếu niên. Do đó, Dung phi khi ấy được xem là đã già, không thích hợp sinh nở. 

Ngoài ra, Càn Long khi đó cũng đã có không ít con cái nên việc Dung phi có con hay không cũng không còn quá quan trọng. 

Hơn nữa thời điểm Dung phi vào cung, Lệnh phi đang là người được vua sủng ái nhất, Dung phi tuy xinh đẹp nhưng không khôn khéo bằng Lệnh phi nên cũng khó lòng đạt được sự yêu chiều bằng. Đến khi cả Hoàng hậu và Lệnh phi qua đời, Dung phi khi đó đã 41 tuổi không thích hợp sinh con và Càn Long cũng đã 64 tuổi.

May mắn thay dù không con cái, bà vẫn được hoàng đế yêu quý nên cuộc đời coi như cũng trôi qua yên ổn đến khi qua đời.

Thực tế do lý do tuổi tác nên Dung phi mới khó có cơ hội được sủng hạnh để sinh con. (Ảnh minh họa)

Thực tế do lý do tuổi tác nên Dung phi mới khó có cơ hội được sủng hạnh để sinh con. (Ảnh minh họa)

Phụ nữ tuổi càng cao sinh con càng khó

Theo quan niệm xưa, phụ nữ ngoài 20 tuổi đặc biệt là nếu đến 27 tuổi như Dung phi được xem là khó sinh nở, không khuyến khích sinh con độ tuổi này. Dù vậy xã hội hiện đại đã khẳng định phụ nữ trên 35 tuổi mới dễ đối mặt với nhiều nguy cơ khi mang thai và sinh con.

Những rủi ro mà phụ nữ trên 35 tuổi khi mang thai và sinh con gồm:

- Nguy cơ đa thai: Cơ hội sinh đôi tăng theo độ tuổi. Điều này là do sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến nhiều trứng rụng cùng một lúc.

- Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ tăng lên: Loại bệnh tiểu đường này chỉ xảy ra khi mang thai. Nó phổ biến hơn ở tuổi lớn hơn.

Những người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ phải duy trì kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu thông qua chế độ ăn uống và hoạt động thể chất và đôi khi cũng cần dùng thuốc. Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khiến em bé phát triển lớn hơn mức trung bình. Sinh con quá lớn sẽ làm tăng nguy cơ chấn thương khi sinh.

Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có thể làm tăng nguy cơ sinh non, huyết áp cao khi mang thai và các biến chứng cho trẻ sau khi sinh.

- Nguy cơ bị huyết áp cao khi mang thai cao hơn: Nghiên cứu cho thấy huyết áp cao phát triển trong thai kỳ phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Nếu bạn bị huyết áp cao khi mang thai, bạn sẽ cần kiểm tra thường xuyên hơn. Ngoài ra, bạn có thể phải sinh con trước ngày dự sinh để tránh các biến chứng.

- Nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân sẽ cao hơn: Trẻ sinh non thường gặp các vấn đề y tế phức tạp.

- Khả năng sinh mổ tăng lên: Sau 35 tuổi, có nguy cơ cao hơn về các biến chứng liên quan đến thai kỳ có thể dẫn đến sinh mổ.

- Nguy cơ mắc các bệnh nhiễm sắc thể cao hơn: Trẻ sinh ra từ những bà mẹ lớn tuổi có nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm sắc thể cao hơn, chẳng hạn như hội chứng Down.

- Nguy cơ sảy thai cao hơn: Nguy cơ sảy thai và thai chết lưu tăng theo độ tuổi. Điều này có thể là do tình trạng bệnh lý đã có từ trước hoặc do tình trạng nhiễm sắc thể ở em bé. Nghiên cứu cho thấy nguy cơ sẩy thai tăng lên có thể là do chất lượng trứng giảm ở tuổi già và nguy cơ mắc các bệnh mãn tính cao hơn. Các tình trạng mãn tính có thể bao gồm huyết áp cao hoặc tiểu đường.

Tại sao hoàng đế xưa không để phi tần cho hoàng tử bú sữa mà phải nhờ vú nuôi, hóa ra cũng vì sự ích kỷ của vua
Xã hội ngày nay luôn khuyến khích các bà mẹ cho con bú sữa trực tiếp nhưng các phi tần xưa lại không ai được làm điều này.

Các vấn đề sức khỏe khác

Theo HOÀNG THÙY.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện thầm kín của hoàng đế, phi tần