Gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, chất độc có hại cho sức khỏe.
Theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, gan lợn có hàm lượng vitamin A cao hơn hẳn các thực phẩm mà chúng ta thường cho rằng rất giàu vitamin A như thịt, cá, trứng, sữa,…Ăn gan lợn giúp điều tiết chức năng hệ thống máu, phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt hoặc còi xương.
Tuy nhiên đây cũng là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể nên bộ phận này tập trung nhiều cặn bã, chất độc. Trong gan có chứa nhiều ký sinh trùng như sán, nhiều virus gây bệnh mà điển hình là virus viêm gan ở những động vật có bệnh viêm gan.
Đồng thời, chính vì chứa nhiều cholesterol và protein nên gan cũng như các cơ quan nội tạng động vật khác không có lợi cho những người mang bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu, rối loạn chuyển hóa protein...
Đáng sợ hơn là nhiều người khi chế biến gan thường ở dạng "chín lòng đào". Thực chất, lúc này gan chưa thực sự chín, chưa đạt nhiệt độ có thể loại bỏ độc tố và vi khuẩn bên trong, nguy cơ ăn phải gan heo kiểu này rất cao.
Hơn nữa, rất nhiều người chưa biết cách chế biến món ăn này ra sao để loại bỏ độc tố bên trong nó.
Vậy nên để an toàn, khi ăn gan lợn cần lưu ý những điều sau:
Ảnh minh họa
- Chọn gan của con lợn không có bệnh, nếu quan sát thấy gan những nốt sần, màu vàng hoặc tím sẫm, mùi hôi… loại gan này cực kỳ độc hại, tuyệt đối không nên mua về ăn.
- Không ăn khi còn tái vì trong gan có thể chứa nhiều ký sinh trùng hoặc có chứa virus gây bệnh. Nếu gan không được nấu chín hẳn, người ăn vào sẽ có nguy cơ gây bệnh nguy hiểm vào người.
Nên bóc lớp màng trên bề mặt, bóp hết máu đọng trong miếng gan lợn vì lượng máu đọng trong gan chứa rất nhiều độc tố mà gan chưa kịp đào thải.