Đồ uống có thể chữa được bệnh? Một số loại đồ uống tự nhiên có thể mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể hơn cả tưởng tượng, chỉ cần bạn biết chọn đúng thời điểm uống.
Tờ Huffington Post của Mỹ đã chia sẻ 10 loại đồ uống phổ biến sau đây và đã phân tích xem uống chúng trong trường hợp nào là có lợi nhất, hãy cùng tham khảo để sử dụng đồ uống tốt cho sức khỏe.
1. Tăng cơ bắp: Sữa
Protein whey và casein có trong sữa chứa tất cả các axit amin thiết yếu và giúp phát triển cơ bắp. Bạn nên uống cách bữa ăn 1 – 2 giờ đồng hồ để dạ dày có thể hấp thụ protein và tiêu hóa thức ăn tốt nhất. Nếu bạn uống sữa vào buổi tối thì nên uống trước khi đi ngủ khoảng 2 tiếng.
2. Giúp giảm cân: Nước trà xanh, nước ép bưởi
Các nghiên cứu đã xác nhận rằng trà xanh có thể giúp cải thiện sự trao đổi chất và kiểm soát cân nặng. Bưởi giúp tăng cảm giác no, mùi vị đặc biệt của bưởi còn có thể ức chế cảm giác thèm ăn, với nửa quả bưởi trong mỗi bữa ăn sẽ cho hiệu quả giảm cân tốt hơn so với việc uống nước bưởi đơn thuần.
3. Phục hồi thể lực: Nước, sữa socola, đồ uống thể thao
Uống nhiều nước trong quá trình tập luyện sẽ bổ sung lượng nước bị mất do mồ hôi, ngoài ra tỷ lệ dưỡng chất trong sữa sôcôla (carbohydrate: protein = 4: 1) sẽ giúp bạn nhanh chóng phục hồi sức lực và bổ sung dinh dưỡng sau khi tập. Nước uống thể thao rất giàu ion kali và natri, có thể giúp điều chỉnh chất điện giải của cơ thể, nhưng không nên uống quá nhiều để tránh tạo gánh nặng cho cơ thể.
4. Trước khi chạy bộ: Nước anh đào, nước dừa
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng anh đào có thể giảm đau cơ sau khi tập thể dục và đẩy nhanh quá trình phục hồi cơ thể. Uống nước ép anh đào trước khi chạy bộ có thể giúp ngăn ngừa và giảm đau cơ sau khi chạy. Và nước dừa rất giàu vitamin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng tự nhiên, giúp cân bằng lượng đường trong máu và nồng độ insulin.
5. Chuột rút cơ bắp: Nước dưa chuột
Sau khi tập thể dục cường độ cao, cơ thể sẽ bài tiết nhiều mồ hôi, nước và ion natri bị mất đi, dễ bị chuột rút hơn, uống nước dưa chuột có thể giúp giảm các cơn chuột rút cấp tính xảy ra khi vận động.
6. Bụng khó chịu: Nước gừng
Bạn có hay bị đau bụng, chướng bụng không? Tạp chí y khoa có uy tín của Anh Lancet đã có một báo cáo nghiên cứu chỉ ra rằng bột gừng có thể ức chế tần suất và biên độ của nhu động dạ dày và giảm khó chịu.
7. Giảm cảm giác cay: Sữa chua
Vô tình ăn phải thực phẩm quá cay, lúc này uống nước không có nhiều hữu dụng, bạn có thể uống một chút sữa chua. Chất casein trong nó có thể làm giảm sự kích thích của capsaicin. Chọn sữa đá sẽ có tác dụng tốt hơn, sữa nóng chỉ kích thích lưỡi nhiều hơn và gây phản tác dụng.
8. Giảm cảm giác nôn nao: Nước cam, nước măng tây, nước mật ong
Những bạn đang gặp rắc rối vì cảm giác nôn nao có thể thử uống đồ uống giàu ion kali để điều hòa chất điện giải trong cơ thể. Uống quá nhiều rượu sẽ khiến lượng đường trong máu giảm xuống, uống một ly nước cam cũng rất tốt. Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước ép măng tây và nước mật ong có thể làm dịu cơn nôn nao và giảm các triệu chứng đau đầu.
9. Giảm táo bón: Nước ép lô hội
Nha đam (lô hội) có tác dụng nhuận tràng vì đặc tính chống nấm, có thể ức chế hiệu quả nấm candida trong ruột và dạ dày, đồng thời duy trì sự cân bằng vi khuẩn lành mạnh và giảm táo bón.
10. Hỗ trợ giấc ngủ: Trà hoa cúc
Nước hoa cúc có tác dụng ngủ ngon, giải tỏa cảm xúc, giảm căng thẳng, có tác dụng thư giãn đưa con người vào trạng thái ngủ sâu và rất thích hợp để uống trước khi đi ngủ.