Khi nói đến nấu ăn, mọi người đều sử dụng nước máy, nhưng thế hệ xưa của chúng ta thì khác, họ biết rằng nấu cơm với một loại nước thần kỳ có thể ngăn ngừa bệnh tật và sống lâu hơn.
Nhiều người khi nấu cơm thường dùng nước máy hoặc nước đã lọc, khử trùng để đảm bảo vệ sinh hơn. Nhưng ít ai biết được rằng có một loại nước dùng để nấu cơm thậm chí còn bổ dưỡng hơn rất nhiều đó là nước trà (chè).
Trong sách "Bản thảo thập di" (TQ) có ghi lại rằng "…dùng trà lâu dài có thể làm cho cơ thể mảnh mai, giảm mỡ, trị bệnh...". Nước trà không chỉ có tác dụng khử nhờn, thông miệng, giúp tiêu hóa mà còn có nhiều công dụng phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe.
Các alcaloid, polyphenol, vitamin và khoáng chất có trong nước trà có nhiều tác dụng như ngăn ngừa xơ cứng mạch máu, chống xơ vữa động mạch, hạ lipid máu, hạ đường huyết, ngăn ngừa ung thư, chống phóng xạ. Nó gây ảnh hưởng rõ rệt đến 3 căn bệnh lớn gây nguy hiểm đến sức khỏe con người là bệnh tim mạch, bệnh mạch máu não và bệnh tiểu đường.
Còn gạo rất giàu vitamin B và vitamin E, có thể thúc đẩy lưu thông máu và trao đổi chất, loại bỏ mệt mỏi, cải thiện khả năng miễn dịch. Sự kết hợp của cả hai có tác dụng chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng học, ăn cơm với nước chè có thể phòng và chữa được 5 loại bệnh.
1. Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Polyphenol là chất chính trong trà, chiếm 70 - 80% lượng nước chiết xuất. Các thí nghiệm khoa học đã chứng minh rằng polyphenol trong trà có thể tăng cường khả năng phục hồi của các mao mạch và ngăn các thành mao mạch bị vỡ và chảy máu. Hơn nữa, polyphenol trong trà có thể làm giảm cholesterol trong máu và ức chế quá trình xơ vữa động mạch.
Vì vậy, người trung niên và cao tuổi thường xuyên ăn cơm nấu bằng nước trà có tác dụng làm mềm mạch máu, giảm lipid máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
2. Ngăn ngừa khối u đường tiêu hóa
Chất polyphenol trong trà có thể ngăn chặn sự tổng hợp các nitrosamine gây ung thư trong cơ thể người, do đó ngăn ngừa các khối u đường tiêu hóa.
3. Ngăn ngừa đột quỵ
Một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là do cơ thể sản sinh ra lipid peroxide làm cho thành mạch máu mất đi tính đàn hồi, chất tanin trong trà có tác dụng ức chế sản sinh lipid peroxide nên có tác dụng phòng chống đột quỵ rất hiệu quả.
4. Hỗ trợ tiêu hóa
Ngay từ trong sách y học đời Đường “Bổ tỳ vị thuốc”, đã có ghi chép về việc nấu cơm với trà, ăn lâu khiến người gầy. Người ta nói rằng các bữa ăn thường xuyên có trà có thể giúp tiêu hóa và phân hủy chất béo hiệu quả.
5. Phòng ngừa bệnh răng miệng
Florua có trong trà là chất không thể thiếu và quan trọng trong ngà răng. Nếu một lượng nhỏ florua có thể liên tục xâm nhập vào mô răng, nó có thể tăng cường độ dẻo dai và khả năng kháng axit của răng và ngăn ngừa sự xuất hiện của sâu răng.
Nấu cơm với nước trà thế nào?
Phương pháp: Ngâm một lượng nhỏ lá trà trong nước sôi, sau khi ngâm lá trà, lấy một miếng gạc sạch, lọc bỏ lá trà và lấy nước nấu cơm.
Một số điều cần lưu ý:
- Đừng cho quá nhiều nước trà sẽ át mùi vị của gạo;
- Không sử dụng trà qua đêm;
- Chú ý kết hợp thức ăn giàu protein và sắt như sữa, trứng, thịt nạc, các loại đậu, hạt, nấm, vừng, rau quả tươi.
Các loại trà khác nhau có công dụng khác nhau
Dùng lá chè vằng nấu nước vo gạo, ăn liền với thức ăn, có tác dụng kiểm soát tốt bệnh mỡ máu cao, huyết áp cao và đường huyết cao ở người trung niên và cao tuổi.
1. Mỡ máu cao: Nấu cơm với nước trà phổ nhĩ
Trà phổ nhĩ rất giàu statin và có tác dụng chống peroxy hóa lipid, có thể làm giảm nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp, cholesterol toàn phần và triglyceride trong máu người, đồng thời có thể làm tăng hàm lượng lipoprotein tỷ trọng cao trong máu người.
2. Đường huyết cao: nấu cơm với trà ô long
Các polysaccharid trong trà ô long có thể cải thiện chức năng chống oxy hóa của cơ thể và có thể làm giảm sản xuất gluconeogenes và glycogen, do đó làm giảm lượng đường trong máu lúc đói.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nấu cơm với trà ô long có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng của bệnh nhân tiểu đường, và có thể thúc đẩy quá trình phục hồi cân nặng của họ.
3. Cao huyết áp: Nấu cơm với trà khổ đinh
Trà khổ đinh chứa saponin, axit ursolic, flavonoid, hợp chất selen, axit amin, vitamin và các chất dinh dưỡng khác.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà khổ đinh có thể làm tăng đáng kể lưu lượng máu mạch vành của tim người, cải thiện khả năng chịu đựng tình trạng thiếu oxy, có tác dụng bảo vệ đáng kể đối với chứng thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính và có thể làm tăng lưu lượng máu não và giảm mạch máu não. Từ đó tăng sức đề kháng, giảm huyết áp đáng kể.