Củ su hào có chất gì mà giúp ngừa ung thư và loãng xương? Những cách nấu su hào vừa ngon lại bổ

Ngày 19/12/2022 16:28 PM (GMT+7)

Loại củ đang rộ, có giá rẻ nhưng nhiều người không thích ăn trong mùa đông vì chê chỉ làm được mấy món “lạnh” như luộc, nộm… hóa ra lại rất bổ dưỡng, dễ chế biến thành nhiều món ngon.

Nghe audio
0:00
0:00

Su hào là một loại rau họ cải cùng họ với bông cải xanh, cải bruxen, súp lơ trắng, cải bẹ xanh, cải thìa và cải xoăn. Nó có thể ăn sống hoặc nấu chín và là một thành phần phổ biến trong món salad hoặc món nộm. Su hào có vị ngọt nhẹ tương tự như bông cải xanh nhưng nhiều người lại cho rằng đây là loại củ nhạt nhẽo, khó làm được món ngon, nên không thích ăn.

Su hào có thể chiế biến thành nhiều món đa dạng. (Ảnh minh họa)

Su hào có thể chiế biến thành nhiều món đa dạng. (Ảnh minh họa)

Su hào phổ biến ở châu Âu và châu Á. Loại củ này thường có vào mùa đông và xuất hiện rất nhiều tại các sạp hàng ở chợ hay siêu thị dịp này, với giá phải chăng. 

Su hào có hình dáng khá ngộ nghĩnh, với phần củ tròn như củ hành tây nhưng vỏ xanh nhạt và có một chùm lá thò lên. Còn có loại su hào màu tím nhưng khá hiếm.

Các lợi ích cho sức khỏe của su hào

Các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa trong su hào có thể mang lại những lợi ích quan trọng cho sức khỏe. Ví dụ, vitamin C giúp cơ thể chống nhiễm trùng và giảm viêm. Vitamin C cũng có thể cải thiện khả năng miễn dịch và giảm cholesterol.

Su hào là loại củ có nhiều vào mùa đông. (Ảnh minh họa)

Su hào là loại củ có nhiều vào mùa đông. (Ảnh minh họa)

Su hào cũng rất giàu folate, đây là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với phụ nữ mang thai vì có thể giúp ngăn ngừa một số dị tật bẩm sinh.

Ngoài ra, su hào có thể mang lại những lợi ích sức khỏe khác như:

Hỗ trợ khả năng trao đổi chất

Su hào là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Do đó, nó có thể giúp cải thiện cảm giác no và kiểm soát đường huyết. Là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, su hào có thể giúp cải thiện quá trình trao đổi chất tổng thể và hỗ trợ giảm cân.

Có vị ngọt nhẹ, xu hào có thể kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác khi chế biến. (Ảnh minh họa)

Có vị ngọt nhẹ, xu hào có thể kết hợp cùng nhiều nguyên liệu khác khi chế biến. (Ảnh minh họa)

Giúp xương chắc khỏe

Su hào chứa nhiều canxi và magie góp phần giúp xương chắc khỏe hơn. Ngoài các nguồn thực phẩm giàu canxi khác, kết hợp với việc tập thể dục giảm cân, su hào có thể là một phần giúp tăng cường mật độ xương.

Tính chất chống oxy hóa

Ngoài vitamin và khoáng chất, su hào cũng rất giàu caroten và các chất chống oxy hóa khác. Carotenoid bảo vệ các mô trong cơ thể bạn khỏi tác hại của các gốc tự do có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng. Thêm su hào và các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác vào chế độ ăn uống có thể góp phần vào sức khỏe tổng thể của bạn.

Ngăn ngừa ung thư

Su hào, cùng với các loại rau họ cải khác, đã được chứng minh là có đặc tính chống ung thư. Điều này có thể là do các hợp chất chứa lưu huỳnh trong các loại rau họ cải, cũng như do chất phytosterol chống oxy hóa của chúng.

Su hào tím hầu như ít có ở nước ta. (Ảnh minh họa)

Su hào tím hầu như ít có ở nước ta. (Ảnh minh họa)

Hỗ trợ sức khỏe đường tiêu hóa

Su hào rất giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan (không hòa tan trong nước). Chất xơ không hòa tan không thể bị phá vỡ bởi hệ thống tiêu hóa, giúp đẩy nhanh quá trình di chuyển thức ăn qua dạ dày và ruột. Nó cũng thúc đẩy nhu động ruột và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Thúc đẩy sức khỏe tim mạch

Chất xơ hòa tan trong su hào giúp giảm lượng đường trong máu và cholesterol. Mức cholesterol thấp hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Chất xơ trong su hào cũng cung cấp Bifidobacteria và Lactobacilli. Hai loại vi khuẩn này tạo ra các axit béo quan trọng giúp chống lại bệnh béo phì và bệnh tim.

Giá trị dinh dưỡng của su hào

Su hào rất giàu kali, có thể giúp giảm nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như ung thư, tiểu đường, đột quỵ và bệnh tim.

Su hào muối làm nộm hay muối xổi là món nhiều người Việt yêu thích. (Ảnh minh họa)

Su hào muối làm nộm hay muối xổi là món nhiều người Việt yêu thích. (Ảnh minh họa)

Su hào cũng là một nguồn tuyệt vời của các chất như: Magie, Phốt pho, Canxi, Sắt, Vitamin C, Folate.

Một bát nhỏ su hào sống chứa:

Calo: 36

Protein: 2 gam

Chất béo: 0 gam

Carbohydrate: 8 gam

Chất xơ: 5 gam

Đường: 4 gam

Giá trị dinh dưỡng hằng ngày dựa trên chế độ ăn cung cấp 2.000 calo cho một người thì su hào đáp ứng tỷ lệ phần trăm một số chất dinh dưỡng như sau:

Calo: 0% 

Tổng chất béo: )%

Cholesterol: 0%

Sodium: 1%

Tổng Carbohydrate: 3%

Chất xơ:20%

Protein: 4%

Vitamin C: 140%

Iron: 6%

Calcium: 3%

Vitamin A: 1%

Su hào là một nguyên liệu tốt cho sức khỏe và ít calo. Dù vậy, ăn quá nhiều bất kỳ loại rau họ cải nào cũng có thể gây ra khí khiến bạn khó chịu. Vì vậy bạn nên ăn lượng vừa phải để tận hưởng những lợi ích của su hào mà không gặp các tác dụng tiêu cực đối với tiêu hóa.

Cách chế biến su hào vừa ngon vừa bổ dưỡng

Không giống như nhiều người tưởng, rằng các món với su hào khá đơn điệu, loanh quanh với luộc, hầm, nộm… Bạn có thể dùng su hào làm nguyên liệu cho các món salad, xào thịt, nướng, nấu súp, canh hay lẩu…

Dưới đây là một số cách sử dụng su hào trong công thức nấu ăn:

- Gọt vỏ và nướng củ su hào với tỏi, dầu ô liu và phô mai.

- Làm salad cùng các nguyên liệu khác như táo, rau thơm…

- Thêm su hào vào súp gà để thêm vị giòn và cảm giác béo bùi.

- Su hào xay nhuyễn với hành tây để làm nước sốt béo ngậy, ngọt thanh. 

- Luộc củ su hào và chấm với nước mắm chua ngọt hay sốt kem, ăn cùng thịt hoặc cá.

- Nghiền su hào với khoai tây để có món khoai tây nghiền tốt cho sức khỏe hơn.

YÊN MINH (Dịch từ WebMD)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các loại rau củ giàu dinh dưỡng