Quả bòn bon có thể giúp làm đẹp da, phòng ngừa ung thư,... nhưng nên tránh ăn 2 bộ phận của nó vì chứa độc.
Hiện nay, nhiều địa phương miền núi Quảng Nam đang vào mùa thu hoạch quả tiến vua hay còn có tên gọi khác là quả lòn bon hay bòn bon. Ngoài ra, loại quả này còn có một tên gọi khác nghe kiêu sa hơn do vua nhà Nguyễn ban đó là trái nam trân (tức trái quý ở phương Nam). Tương truyền rằng chúa Nguyễn Phúc Ánh khi đi lánh nạn đã gặp được quả rừng (lòn bon) giúp cứu đói cho ông và nhóm quân phò chúa nên mới cầm cự được đến khi lên ngôi.
Qủa bòn bon tròn, vỏ dẻo, phần thịt quả bên trong màu trắng đục hoặc gần như trong suốt, chia thành 5,6 múi. Vị bòn bon hơi chua, khi chín ngọt hơn. Ở miền Nam, loại quả này rẻ hơn nhưng khi chuyển ra ngoài Bắc lại đắt hơn một chút, hương vị của nó được không ít người yêu thích nhưng phải chờ cả năm mới có một mùa.
Giá trị dinh dưỡng của quả bòn bon
Quả bòn bon còn được gọi là quả tiến vua.
Quả bòn bon dân dã là vậy nhưng hàm lượng dinh dưỡng trong nó không hề đơn giản. Trong 100g thịt trái bòn bon có 9,5g carbohydrate, 0,8g đạm; 2,3g chất xơ; 20mg canxi; 30mg phốt pho; 0,089mg thiamine; 0,124mg ribofl avine, 1mg ascorbic acid cùng nhiều vitamin như vitamin A, B1, B2, B3, C, E,...
Tác dụng của quả bòn bon
Theo Đông y
Không chỉ phần quả bòn bon có tác dụng mà cả hạt và vỏ thân được đông y sử dụng để điều chế ra nhiều vị thuốc tốt. Chẳng hạn như đốt vỏ quả bòn bon khô có thể xua đuổi muỗi, điều trị bệnh lỵ, tiêu chảy; nghiền hạt bòn bon thành bột giúp điều trị bệnh giun đường ruột, làm hạ sốt; nhựa cây bòn bon có thể giúp điều trị dạ dày và đường ruột…
Theo y học hiện đại
Tốt cho da
Qủa bòn bon dồi dào vitamin E có thể giúp cải thiện làn da, làm mềm và giữ ẩm cho da, bảo vệ da tránh khỏi tác hại của tia UV và chữa lành vết thương, ngăn ngừa lão hóa sớm.
Cải thiện hệ tiêu hoá
Quả bòn bon có hàm lượng chất xơ cao, trong 100g bòn bon chứa khoảng 2g chất xơ, cung cấp 8-11% lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cho nữ giới và 6-8% cho nam giới. Chất xơ là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột, giúp quá trình tiêu hóa và hấp thụ dưỡng chất tốt hơn, giảm táo bón.
Tốt cho tim mạch
Chất xơ trong quả bòn bon còn có thể giúp kiểm soát lượng cholesterol trong máu nên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngoài ra, bòn bon còn giàu vitamin B1, B2, B3, C, E có khả năng chống oxy hóa, giúp cơ thể loại trừ các gốc tự do dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim mạc, đột quỵ.
Bòn bon vị chua ngọt, ăn vào bổ máu, đẹp da. (Ảnh minh họa)
Tốt cho người thiếu máu
Bòn bon giàu vitamin B2 và B1. Cả 2 loại vitamin này đều tham gia vào quá trình sản xuất tế bào hồng cầu. Ngoài ra, vitamin B2 còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và chức năng thần kinh, còn vitamin B1 giúp loại bỏ lượng đường trong cơ thể, đồng thời ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.
Bên cạnh đó, các loại khoáng chất như canxi, sắt, phốt pho trong bòn bon cũng giúp tăng lượng hồng cầu và phòng bệnh thiếu máu.
Chống oxy hóa
Carotene là một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất được tìm thấy trong bòn bon. Carotene giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống ung thư và một số căn bệnh nghiêm trọng khác.
Tốt cho răng và xương
Quả bòn bon rất giàu vitamin A và phốt pho. Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì răng và xương. Phốt pho cũng là dưỡng chất quan trọng giúp xương chắc khỏe, sản xuất năng lượng, đảm bảo cơ thể hoạt động bình thường.
Hai bộ phận cấm kị ăn của quả bòn bon
Không nên ăn hạt
Quả bòn bon có hạt rất nhỏ nên nhiều người ngại phải nhả hạt sẽ nuốt luôn. Với hạt nhỏ thì có thể không sao nhưng những hạt lớn thì không nên nhai hoặc nuốt vì vị đắng và chứa một chất có thể gây hại cho sức khỏe.
Hạt và vỏ quả bòn bon chứa độc tố nên tránh ăn. (Ảnh minh họa)
Không cắn vỏ
Vỏ của qủa bòn bon có thể dùng làm thuốc chữa bệnh nhưng lại có độc tố cao, chứa một chất là acid lansium độc đối với tim, ở liều cao có thể làm ngừng tim ếch nên cẩn thận khi ăn. Tốt nhất, khi ăn bòn bon không nên cắn trái mà cần dùng tay để tách vỏ, bỏ hạt.