Sau một thời gian ăn hành lá theo như lời khuyên của bác sĩ, người đàn ông đã 7 năm không bị tái phát ung thư.
Bác sĩ chuyên khoa thận Jiang Shoushan mới đây đã chia sẻ về một trường hợp đặc biệt trong chương trình y tế của Đài Loan (Trung Quốc). Đó là một người đàn ông vốn là giám đốc nhà máy dù cơ thể không thích hợp để uống rượu, uống một chút mặt mũi cũng đỏ bừng nhưng vì công việc và tạo mối quan hệ nên vẫn phải thường xuyên có mặt trên bàn nhậu.
Kết quả là khi đến 50 tuổi, ông được chẩn đoán mắc bệnh ung thư thực quản giai đoạn hai. Trong quá trình hóa trị, thận của nam bệnh nhân bị tổn thương nên phải đến phòng khám để được giúp đỡ.
Bác sĩ Jiang Shoushan khuyên người đàn ông để ngăn chặn bệnh ung thư tái phát, việc đầu tiên là ngừng uống rượu, việc thứ hai là ăn nhiều thực phẩm ngăn ngừa ung thư. Bác sĩ gợi ý nam bệnh nhân nên ăn nhiều hành lá và cứ 2 ngày thì ăn một đĩa trứng tráng hành lá cắt nhỏ. Người đàn ông làm theo lời dặn và từ khi mắc bệnh đến nay đã 7 năm không hề tái phát.
Bác sĩ Jiang Shoushan gợi ý nam bệnh nhân nên ăn trứng tráng với hành lá nhiều hơn để ngừa ung thư.
Bác sĩ Jiang Shoushan giải thích rằng hành là một loại gia vị đã được chứng minh là có tác dụng ức chế ung thư miệng, ung thư thực quản và ung thư dạ dày. Cụ thể chất chất sunfua hữu cơ (propylene sulfide) tạo ra mùi đặc trưng của hành, có thể làm tăng hoạt động của các enzyme loại bỏ chất gây ung thư trong cơ thể, làm giảm tương đối nguy cơ cơ thể mắc bệnh ung thư.
Hành còn chứa axit malic cũng có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi, β-carotene có thể ức chế tế bào ung thư. Ngoài ra pectin có trong hành có tác dụng chống ung thư và có thể làm giảm đáng kể sự xuất hiện của ung thư ruột kết.
Chất allicin trong hành cũng có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Hành lá còn chứa nguyên tố vi lượng selen, có thể làm giảm hàm lượng nitrit trong dịch dạ dày và có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa ung thư dạ dày và các loại ung thư khác nhau.
Bác sĩ Jiang Shoushan nhấn mạnh khi các thành phần này trong hành kết hợp với nhau còn có tác dụng làm giảm cholesterol, cải thiện tình trạng mệt mỏi, cải thiện khả năng miễn dịch, chống oxy hóa, trì hoãn lão hóa, ngăn ngừa táo bón và ung thư.
Những điều cần lưu ý khi ăn hành
Những người có cơ thể dễ nóng, viêm, các vấn đề về mắt và đường tiêu hóa nên cẩn thận khi ăn đồ có tính cay như hành lá. Vì hành lá chứa axit amin và lưu huỳnh không được ăn chung với mật ong, nếu không các hợp chất hình thành sẽ gây kích ứng đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Và khi mắt bị viêm kết mạc, hội chứng khô mắt, lẹo mắt, tăng nhãn áp thì bạn không nên ăn quá nhiều hành lá, nếu không sẽ làm hỏng thị lực.
Ngoài ra, đối với những người có làn da dễ bị ngứa, dị ứng, ăn quá nhiều hành lá có thể gây ra các chất dị ứng trong cơ thể.
Đối tượng không phù hợp để dùng hành lá
1. Hành lá có tác dụng thanh nhiệt, người nặng mùi, đổ mồ hôi nhiều không nên ăn quá nhiều hành lá.
2. Những người có thể chất nội nóng đổ mồ hôi đêm, ho do nóng liên tục, khô miệng không thích hợp ăn hành lá.
3. Bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là loét dạ dày không nên ăn quá nhiều.