Lý do không nên hấp lại cơm nguội ăn? Chuyên gia chỉ 4 thực phẩm có thể gây nguy hiểm khi hâm nóng lại

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 09/05/2023 06:40 AM (GMT+7)

Hâm nóng cơm thừa là thói quen của nhiều người nhưng lại bị đánh giá là không an toàn trong khi cá lại khá an toàn để đun nóng lại.

Đôi khi bạn nấu nướng hơi quá tay khiến thức ăn thừa nhiều nên quyết định cất vào tủ lạnh để bữa sau ăn tiếp. Hay có những người thường có thói quen nấu đồ ăn nhiều vào tối hôm trước để sáng hôm sau ăn hoặc để dành đến bữa trưa.

Tuy nhiên, không phải loại thực phẩm nào cũng phù hợp để cất trữ qua đêm và hâm nóng lại vào ngày hôm sau hay để đun lại nhiều lần. Một người dùng Tiktok mới đây đã chia sẻ về việc phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm sau khi ăn lại cơm nguội hâm nóng.

Người dùng Tiktok có tên jujgetzoff đã chia sẻ về việc bị ngộ độc thực phẩm khi ăn cơm nguội hấp lại.

Người dùng Tiktok có tên "jujgetzoff" đã chia sẻ về việc bị ngộ độc thực phẩm khi ăn cơm nguội hấp lại. 

Điều này khiến không ít người, đặc biệt là ở khu vực châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật,... những người luôn có cơm trong mọi bữa ăn cảm thấy khá lo ngại khi việc hấp cơm lại ăn dường như đã là điều quen thuộc. 

Kim Lindsay, một chuyên gia dinh dưỡng được công nhận ở Australia chia sẻ về 4 loại thực phẩm khá nguy hiểm khi hâm nóng lại và 4 loại có thể đun nóng lại. Mọi người có thể cân nhắc trước khi định đun nóng lại bất cứ đồ ăn thừa nào của ngày hôm trước.

4 thực phẩm không an toàn khi hâm nóng lại

1. Trứng

Lý do không nên hấp lại cơm nguội ăn? Chuyên gia chỉ 4 thực phẩm có thể gây nguy hiểm khi hâm nóng lại - 2

Trứng trước khi nấu chín có thể ở trong tủ lạnh của nhà bạn rất lâu, lên đến 6 tuần. Nhưng nếu nó đã được nấu chín, tốt nhất bạn không nên ăn lại trứng thừa vào bữa sau, nhất là khi nó được để ở bên ngoài. 

Trứng có thể mang vi khuẩn salmonella, gây ngộ độc thực phẩm và để chúng bên ngoài trong thời gian dài sẽ khiến vi khuẩn có thêm thời gian sinh sôi. 

Chuyên gia Lindsay cho biết nếu trứng nấu chín được bảo quản ở nhiệt độ 4-73 độ C sẽ rất nguy hiểm. "Mầm bệnh có thể phát triển với tốc độ nhanh hơn khi chúng ở nhiệt độ đó", Linsya nói. “Nếu có nhiều mầm bệnh và vi khuẩn có hại hơn trong thực phẩm thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi chúng ta ăn sẽ tăng lên".

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Anh cũng khuyến cáo không bao giờ được để trứng chín hoặc các món ăn có chứa trứng ra khỏi tủ lạnh quá hai giờ hoặc một giờ trong thời tiết nóng.

2. Gạo 

Lý do không nên hấp lại cơm nguội ăn? Chuyên gia chỉ 4 thực phẩm có thể gây nguy hiểm khi hâm nóng lại - 3

Thói quen hấp lại cơm thừa là điều rất phổ biến nhưng chuyên gia Lindsay cảnh báo nó cũng có thể không an toàn. Điều này là do cơm chưa nấu chín có thể chứa bào tử Bacillus cereus, loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Các bào tử có thể tồn tại ngay cả khi cơm được nấu chín. 

Chuyên gia Lindsay nói: “Những bào tử đó có khả năng chịu nhiệt, vì vậy ngay cả khi bạn làm nóng chúng, chúng vẫn có thể gây ra mầm bệnh có hại".

Nếu bạn để cơm thừa ở nhiệt độ phòng, các bào tử có thể phát triển thành vi khuẩn. Những vi khuẩn này sẽ nhân lên và có thể tạo ra độc tố (chất độc) gây nôn mửa hoặc tiêu chảy. Cơm nấu chín để ở nhiệt độ phòng càng lâu thì càng dễ sản sinh vi khuẩn hoặc chất độc. 

Tốt nhất với cơm thừa nên cất vào tủ lạnh tối đa không quá 1 ngày và khi cần thì lấy ra hâm nóng lại. Nên ăn cơm ngay khi còn nóng để tránh nguy cơ ngộ độc. 

3. Cải bó xôi

Lý do không nên hấp lại cơm nguội ăn? Chuyên gia chỉ 4 thực phẩm có thể gây nguy hiểm khi hâm nóng lại - 4

Hâm nóng lại cải bó xôi có thể liên quan trực tiếp đến việc tăng nguy cơ ung thư. Các loại rau lá xanh như cải bó xôi có chứa các hợp chất gọi là nitrat. Khi nitrat được đun nóng, chúng có thể bị phân hủy thành các hợp chất khác làm tăng nguy cơ ung thư. 

Về bản chất, nitrat vô hại. Tuy nhiên, vi khuẩn đã sống trong miệng và các enzyme trong cơ thể có thể chuyển đổi chúng thành nitrit và sau đó thành nitrosamine, có đặc tính gây ung thư.

Một nghiên cứu ước tính rằng mọi người nhận được khoảng 80% nitrat trong chế độ ăn uống từ rau. Nitrat cũng được tìm thấy trong thì là, củ cải, cà rốt, cải ngọt và củ cải.

Ngoài ra, nếu cải bó xôi không được đun nóng đúng cách, vi khuẩn listeria vẫn có thể sống trên đó.  Điều này có thể gây ra bệnh listeriosis, một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến sốt, nhức đầu, cứng cổ, lú lẫn và thậm chí là co giật.

4. Khoai tây

Lý do không nên hấp lại cơm nguội ăn? Chuyên gia chỉ 4 thực phẩm có thể gây nguy hiểm khi hâm nóng lại - 5

Tương tự như gạo, vấn đề với khoai tây không phải do nóng mà do để chúng quá lâu. Lưu trữ khoai tây ở nhiệt độ phòng trong hơn hai giờ sẽ đặt chúng vào "khu vực nguy hiểm", điều này có thể dẫn đến sự phát triển của Clostridium botulinum. 

Khi bị ngộ độc botulism, chất độc có thể tấn công các dây thần kinh của cơ thể và gây khó thở. Nó cũng dẫn đến các triệu chứng như nôn mửa, buồn nôn, đau dạ dày và tiêu chảy, thậm chí là tử vong.

Khoai tây nướng trong giấy bạc cũng vẫn có nguy cơ gây ngộ độc botulism. Bên cạnh đó, món khoai tây ghiền với các thành phần dễ hỏng như sữa, bơ, kem sẽ càng tăng nguy cơ gây ngộ độc.  

"Hãy chắc chắn rằng bạn để nó ra ngoài trong vòng chưa đầy hai giờ và hâm nóng thật kỹ. Phần thừa nên được bảo quản trong tủ lạnh để giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm, đặc biệt nếu bạn có những thành phần dễ hỏng như bơ và sữa hoặc kem" chuyên gia Lindsay cho hay.

4 thực phẩm có thể an toàn để hâm nóng lại

1. Cá

Lý do không nên hấp lại cơm nguội ăn? Chuyên gia chỉ 4 thực phẩm có thể gây nguy hiểm khi hâm nóng lại - 6

Cá là thực phẩm ít có nguy cơ khi hâm nóng lại vào ngày hôm sau. FDA tuyên bố rằng hải sản tươi sống được đánh bắt và sau đó đông lạnh ngay lập tức là an toàn để hâm nóng lại. 

Tương tự như cơm và trứng, tránh để cá ở nhiệt độ phòng quá hai giờ mỗi lần. FDA khuyến nghị giữ cá đã nấu chín trong tủ lạnh không quá ba đến bốn ngày và đảm bảo rằng nó được nấu ở nhiệt độ ít nhất là 73 độ C.

2. Thịt nguội 

Lý do không nên hấp lại cơm nguội ăn? Chuyên gia chỉ 4 thực phẩm có thể gây nguy hiểm khi hâm nóng lại - 7

Thịt nguội từ lâu đã gây hoang mang do có tin cảnh báo về việc có thể nhiễm vi khuẩn listeria. Tuy nhiên, chuyên gia Lindsay cho biết nếu nó được nấu chín và làm nóng thì nó hoàn toàn an toàn. Nấu chín thịt nguội giúp tiêu diệt vi khuẩn listeria.  

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Anh khuyến nghị làm nóng thịt nguội và pho mát ở nhiệt độ ít nhất là 73 độ C để tiêu diệt vi khuẩn listeria. Ngoài ra, những người có hệ thống miễn dịch tốt sẽ có nguy cơ mắc bệnh khá thấp. 

3. Sữa

Lý do không nên hấp lại cơm nguội ăn? Chuyên gia chỉ 4 thực phẩm có thể gây nguy hiểm khi hâm nóng lại - 8

Mặc dù bạn có thể uống sữa lạnh, nhưng thỉnh thoảng vẫn cần hâm nóng sữa và điều đó hoàn toàn an toàn. Chuyên gia Lindsay cho biết đun nóng sữa ở nhiệt độ cao có thể tiêu diệt các dạng vi khuẩn như listeria, salmonella và E. coli. 

Tuy nhiên, sữa mẹ và sữa công thức có thể sẽ bị giảm chất dinh dưỡng khi hâm nóng lại. Do đó, tốt nhất vẫn nên hạn chế điều này.

3. Thịt gà 

Lý do không nên hấp lại cơm nguội ăn? Chuyên gia chỉ 4 thực phẩm có thể gây nguy hiểm khi hâm nóng lại - 9

Hâm nóng lại thịt gà ở nhiệt độ 73 độ C có thể làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella. Theo hướng dẫn của FDA, miễn là không để thịt gà quá hai giờ ở bên ngoài, bạn có thể hâm nóng lại. 

FDA cũng khuyến nghị bảo quản gà đã nấu chín trong tủ lạnh không quá một đến hai ngày. .

Ăn kiểu này mỗi bữa cơm độc tố tăng vọt gấp 6 lần, lão hóa sớm, béo phì, loãng xương đều liên quan đến nó
Những món chiên rán hay nướng có hương vị thơm ngon khiến nhiều người yêu thích nhưng hóa ra lại sản sinh ra "chất độc" khiến bạn già nhanh và ảnh hưởng sức khỏe.

Các vấn đề sức khỏe khác

HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề An toàn thực phẩm