Bà mẹ 3 con không chịu nghe lời khuyên của con gái, thường xuyên ăn thức ăn thừa không được bảo quản lạnh, sau 1 năm sút hơn 10kg, kiểm tra phát hiện bị ung thư dạ dày và đã di căn sang gan.
Bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa và gan mật Trần Bính Hiển đã chia sẻ với Ettoday rằng, một người phụ nữ 68 tuổi – bà Triệu đã có 3 người con, các con thường xuyên thay phiên nhau về ăn cơm cùng với bà Triệu. Mỗi lần bà chuẩn bị rất nhiều đồ ăn nhưng đều ăn không hết, bà vốn tiết kiệm lại không thích để đồ vào tủ lạnh, mà có thói quen dùng lồng bàn đậy lại ngăn ruồi, ngày hôm sau sẽ ăn hết thức ăn còn thừa.
Ăn quá nhiều thực phẩm để qua đêm khiến người phụ nữ bị ung thư. (Ảnh minh họa)
Chính vì vậy, bà Triệu thường xuyên phải tìm đến các cơ sở y tế để điều trị vì khó chịu đường tiêu hóa và trào ngược axit, mặc cho cô con gái hiếu thảo nhiều lần dặn dò: “Mẹ tuyệt đối không được ăn thức ăn thừa”, nhưng bà vẫn rất cố chấp. Bác sĩ kê đơn thuốc cho bà Triệu, đồng thời đề nghị nội soi dạ dày và nội soi đại tràng, nhưng bà Triệu vẫn khước từ, cộng thêm lúc đó bà Triệu chưa bị sụt cân, đi ngoài phân không đen, trong phân không có máu, sau khi uống thuốc cơ thể lại hồi phục, nên bà chủ quan.
Tuy nhiên hơn 1 năm sau đó, bà Triệu xuất hiện tại phòng khám với 2 má hóp lại, cơ thể sút 10kg. Do thân hình của bà khác xa với trước, nên bà mới vội vàng đến viện khám, không may chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày đã di căn sang gan. Sau khi tìm hiểu thêm, được biết bà Triệu đã tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc để uống chứ không đến phòng khám như trước đây và trong cuộc sống hàng ngày vẫn giữ thói quen ăn thức ăn thừa, điều này khiến mọi người lắc đầu ngán ngẩm.
Thức ăn để qua đêm có thể ăn được không?
Bác sĩ Trần Bính Hiển
Bác sĩ Trần Bính Hiển đã chỉ ra rằng, dựa trên các cuộc thảo luận học thuật từ trước đến nay nếu thức ăn còn thừa thì nên đóng hộp bảo quản trong tủ lạnh. Trước khi ăn cần phải làm nóng hoàn toàn, chỉ chất dinh dưỡng bị mất đi một chút, lượng vi khuẩn có trong món ăn không cao. Thức ăn không được làm nóng đều, có thể khiến lượng vi khuẩn tăng vọt. Tại sao bà Triệu ăn thực phẩm thừa dẫn đến ung thư dạ dày? Vì lượng vi khuẩn tương đối cao, sức đề kháng không tốt, lâu dần không có khả năng chống lại vi khuẩn, mới dẫn đến ung thư.
Thức ăn còn nóng nên để nguội trước khi cho vào tủ lạnh hay để trực tiếp vào tủ lạnh cũng gây ra nhiều tranh cãi. Bác sĩ Trần Bính Hiển thẳng thắn nói rằng, anh ấy cũng đã tranh cãi với mẹ về việc này, sau này bác sĩ cũng mới biết, thức ăn khi để nguội, nhiệt độ dễ thoát ra ngoài do nắp đậy bị hở, sau đó để vào ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ sẽ giảm rất nhanh. Tuy nhiên nếu thực phẩm còn nóng, lập tức đậy nắp lại và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, thức ăn vẫn còn nóng, vi khuẩn dễ sản sinh ở nhiệt độ 30-40 độ C, thức ăn nóng cho trực tiếp vào ngăn mát tủ lạnh mà không để nguội trước rất dễ bị hỏng.
Bác sĩ Trần Bính Hiển nói thêm, nếu muốn thực phẩm nguội nhanh thì nên cho trực tiếp vào ngăn đá, sau đó bảo quản dưới ngăn mát và đặt nhiệt độ phù hợp khoảng từ 0-4 độ C. Nếu cho thực phẩm vào ngăn mát tủ lạnh, khi sử dụng thì phải đun đến 75-80 độ C trong hơn 3 phút, nhưng thường phải đun đến 100 độ để tiệt trùng hoàn toàn. Nếu không bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thấp hoặc đun đủ nóng có thể khiến vi khuẩn hoặc nitrit phát triển trong thực phẩm, có nguy cơ nhiễm trùng trong một thời gian ngắn sau khi ăn, lâu dài có thể phát triển thành ung thư.
Ăn nhiều thức ăn để qua đêm được coi là một yếu tố nguy cơ mới dẫn đến ung thư dạ dày
Bác sĩ Trần Bính Hiền cũng chỉ ra rằng trước đây, các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày chính là do di truyền, béo phì, lười vận động, thích ăn đồ chiên và nướng. Theo khảo sát, có tới 73% trường hợp ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng là do ăn thực phẩm thừa đun nóng lặp đi lặp lại 2 lần/tuần trước khi phát hiện bệnh. Vì vậy, ăn nhiều thức ăn để qua đêm được coi là một yếu tố nguy cơ mới.
Bác sĩ khoa thận nổi tiếng Hồng Vĩnh Tường cũng cảnh báo rằng, các loại rau để qua đêm, đặc biệt là rau lá xanh đậm như rau bina, cần tây… sẽ có nồng độ nitrit rất cao sau khi để hơn 8 tiếng. Ngay cả mẹ bác sĩ khi ăn thức ăn thừa được hâm nóng nhiều lần, cũng đã bị viêm dạ dày ruột cấp tính. Ông nhắc nhở mọi người rằng việc hâm nóng thức ăn thừa trước khi ăn có thể gây hại cho tim và thận.
Việc bảo quản thức ăn thừa cũng rất quan trọng, chỉ cần được bảo quản đúng cách thì khi ăn có thể tránh được mầm bệnh, thậm chí gây ngộ độc thực phẩm.
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường liệt kê 6 lưu ý khi bảo quản thức ăn thừa:
Thực phẩm thừa nên cho vào hộp đậy kín trước khi bảo quản trong tủ lạnh
1. Cho thức ăn thừa vào tủ lạnh "khi còn nóng", có thể bị nhiễm vi khuẩn nếu nhiệt độ dưới 60°C (30-50°C rất thích hợp cho vi khuẩn phát triển).
2. Đun sôi ở nhiệt độ cao khi hâm nóng thức ăn để đạt được hiệu quả khử trùng.
3. Không để thực phẩm trong tủ lạnh quá 3 ngày. Tuy tủ lạnh có chức năng bảo quản tạm thời nhưng càng để lâu thì vi khuẩn, nấm mốc càng dễ phát triển, mất đi nhiều chất dinh dưỡng.
4. Bảo quản thức ăn sống và thức ăn chín riêng biệt để tránh nhiễm khuẩn chéo.
5. Khi đựng thức ăn thừa, tốt nhất nên đậy nắp kín, thức ăn càng nhiều nước thì vi khuẩn càng phát triển.
6. Đối với lẩu hoặc súp, nên ăn hết nguyên liệu cũ trước, không nên tiếp tục thêm nguyên liệu mới và đun nhiều lần.