Các nhà khoa học đã tìm ra một trong những thành phần trong cam thảo có thể ảnh hưởng xấu tới trí não của trẻ.
Cam thảo là thành phần phổ biến trong Đông y và Tây y và cả trong công nghiệp thực phẩm, với khá nhiều đồ ăn, thức uống có thành phần cam thảo. Việc dùng cam thảo đem lại những hiệu quả nhất định về sức khỏe nhưng đi kèm với đó là những hậu quả cần phải cảnh báo.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới thì sự hiện diện của glycyrrhizin, thành phần tự nhiên rất ngọt trong cam thảo, ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể.
Một nghiên cứu của trường Đại học Anh từng cảnh báo người mẹ tiêu thụ hơn 500mg glycyrrhizin/tuần (tức là khoảng 100gr cam thảo) khi mang thai có thể làm trẻ sinh ra kém thông minh và ảnh hưởng đến hành vi của trẻ khi trưởng thành.
Theo các nhà nghiên cứu thì đứa trẻ được sinh ra dưới tác động của lượng glycyrrhizin lớn có trong bụng mẹ khi lớn lên sẽ có những ảnh hưởng về sức khỏe nhất định. (Ảnh minh họa, nguồn internet)
Mặc dù có vai trò giúp cơ thể đối phó với tình trạng căng thẳng thần kinh nhưng cortisol trong cam thảo có liên quan đến bệnh tiểu đường, cao huyết áp và béo phì.
Cam thảo kết hợp với nhân trần có thể gây ra ít sữa hoặc mất sữa ở phụ nữ có thai, ngoài ra, do nhân trần có tính lợi tiểu nên sẽ thải nhiều, các chất dinh dưỡng và lượng nước bị thải thường xuyên sẽ mất chất dinh dưỡng để nuôi thau, khiến thai bị suy dinh dưỡng, dễ bị đẻ non và dị tật thai nhi.
Theo các nhà nghiên cứu thì đứa trẻ được sinh ra dưới tác động của lượng glycyrrhizin lớn có trong bụng mẹ khi lớn lên sẽ có những ảnh hưởng về sức khỏe nhất định. Ví dụ như ở các bé gái thì có nguy cơ dậy thì sớm, tăng khả năng ung thư vú, tiểu đường và bệnh tim mạch.
Vậy nên, bà bầu tuyệt đối không nên dùng cam thảo...