Một cầu thủ bóng đã trẻ tuổi với thể chất tốt cũng bị mắc ung thư, vậy nguyên nhân gì có thể gây bệnh?
Câu lạc bộ thi đấu bóng đá Trường An, Thiểm Tây, Trung Quốc, đã công bố, ngày 30/11 cầu thủ trẻ Đinh Quốc Lương đã chết vì ung thư, năm nay cậu mới chỉ 23 tuổi. Đinh Quốc Lương bị ung thư xương, sau khi được chẩn đoán và điều trị tích cực kể từ năm 2017, cuối cùng cậu vẫn không qua khỏi.
Cầu thủ trẻ Đinh Quốc Lương.
Tin tức này khiến tất cả mọi người đều tiếc nuối bởi sự ra đi của chàng trai trẻ. Đặc biệt cậu mới chỉ 23 tuổi và là một cầu thủ bóng đá với thể chất mạnh mẽ. Vậy tại sao người trẻ tuổi có sức khỏe tốt như vậy cũng mắc ung thư?
Ung thư xương là gì?
Osteosarcoma là một khối u ác tính của xương. Vị trí phổ biến thường xuất hiện ở đầu trên và đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, đầu trên xương cánh tay, xương chậu, xương bả vai. Loại khối u này, tuổi khởi phát tương đối nhỏ, khởi phát nhiều nhất ở giai đoạn từ 11 đến 20 tuổi, tiếp theo là từ 21 đến 30 tuổi. Các triệu chứng chính của bệnh là đau cục bộ, ấn lên thấy đau, sưng và gây cản trở hoạt động. Nhiệt độ da cục bộ tương đối cao và màu da sẽ phát đỏ.
Ung thư xương cũng có liên quan tới việc vận động quá mức
Nguyên nhân của bệnh có liên quan đến các yếu tố hóa học, bức xạ bên trong và bên ngoài, virus, chấn thương do va chạm, do rối loạn di truyền và một số khối u lành tính của xương.
Nguyên nhân dẫn đến cầu thủ bóng đá 23 tuổi bị mắc ung thư xương, mặc dù vẫn chưa biết chính xác nhưng theo các chuyên gia y tế dự đoán có thể việc vận động quá mức, chấn thương trong khi chơi thể thao là tiền đề dẫn đến ung thư xương.
Việc vận động thể thao vừa phải có thể phòng ngừa ung thư là điều không thể phủ nhận, nhưng luyện tập quá độ cũng có thể dẫn đến những tác nguy hiểm đối với sức khỏe.
Dưới đây là một số bệnh có thể mắc do luyện tập quá độ
Thay đổi nội tiết, mất cân bằng hormone
Tập cường độ cao, quá độ có gây mất cân bằng nội tiết tố. Cụ thể, nếu bạn tập cardio hàng giờ mỗi ngày sẽ gây tăng tiết cortisol - một hormone liên quan đến stress và tăng cân. Ngoài ra, tập luyện quá sức cũng ức chế sự thèm ăn bằng cách tăng bài tiết của hormone epinephrine và norepinephrine. Vì không nạp đủ calorie trong khi tập luyện làm giảm tốc độ phục hồi của cơ thể và gia tăng các triệu chứng tiêu cực sau khi tập luyện.
Thay đổi hệ thống miễn dịch
Tập luyện thể thao quá mức cũng có thể gây ra hàng loạt các bệnh
Khi cơ thể phải đấu tranh với sự mệt mỏi và không có khả năng phục hồi cơ bắp trọn vẹn sau khi tập luyện thì năng lượng dành cho các chức năng của hệ miễn dịch sẽ chuyển hướng để sửa chữa cơ bắp và xương đã làm việc quá sức, vì thế nó không giữ lại năng lượng nào để hoạt động. Đây là lý do vì sao sau khi tập luyện quá sức, bạn có thể bị ốm vặt và lâu khỏi bệnh hơn.
Ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch
Các nhà nghiên tới từ Bệnh viện Saint Luke's (Mỹ) đã cảnh báo rằng tập thể dục quá mức có thể gặp rủi ro về bệnh tim mạch sau khi khám phá ra rằng cứ 10 vận động viên marathon thì có một người bị tim mạch. Ngoài việc ảnh hưởng đến cơ tim, các vận động viên còn có thể gặp những thay đổi trong nhịp tim. Những môn thể thao tập luyện sức chịu đựng liên kết với việc tăng nguy cơ bị bệnh rung tâm nhĩ lên 5 lần.
Cơ xương thay đổi
Cơ bắp và xương bị tổn thương trong khi tập luyện, nó đòi hỏi phải có thời gian nghỉ ngơi giữa các buổi tập luyện (khoảng 24 - 48 giờ) để có thể phục hồi đầy đủ. Nếu quá gắng sức tập thể dục trong tình trạng cơ xương bị suy yếu có thể dẫn đến bong gân, gãy xương hay phá cơ.
Nhiễm trùng máu
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Monash (Australia), có khả năng dễ bị nhiễm trùng máu ở những người tập luyện thể dục thể thao quá độ.
Bởi lẽ, người tập luyện thể dục quá độ có thể gây những thay đổi ở thành ruột khiến tác nhân từ vi khuẩn hiện diện ở ruột gọi là nội độc tố (endotoxin) rò rỉ vào dòng máu và điều đó có thể kích thích phản ứng viêm từ tế bào hệ miễn dịch của cơ thể, tương tự giai đoạn nhiễm trùng nặng.
Những lưu ý khi tập luyện thể thao
Cần phải nắm được những kiến thức trong khi luyện tập thể thao để tránh tổn thương cho cơ thể
- Không ăn trước giờ tập (chỉ nên ăn nhẹ trước khi tập từ 1 đến 1,5 tiếng) để tránh đầy bụng, đau dạ dày…
- Không nên chơi thể thao trước 5h sáng và 18h (tập quá sớm hoặc quá muộn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận trên cơ thể, hơn nữa môi trường cũng không thuận lợi trong lúc luyện tập)
- Không được bỏ qua các động tác khởi động (khởi động giúp cơ thể làm quen với sự vận động).
- Bổ sung nước trong khi tập (uống một lượng nhỏ, chia thành nhiều lần, không nên uống nhiều) tránh tình trạng mất nước do vận động nặng, vận động nhiều.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chất đạm, chất béo… trong thực đơn hàng ngày.
- Áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả (bổ sung các loại vitamin: A, D, E, K… các chất khoáng như: đồng, sắt, kẽm…) rất cần cho người chơi thể thao.