Loại quả rộ vào mùa hè này dù tốt nhưng nếu không biết cách sử dụng có thể gây độc, ngoài ra một số người không nên ăn, nhất là phụ nữ mang thai vì dễ bị sảy thai.
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, ngoài dùng làm thực phẩm thì còn là một vị thuốc đã được sử dụng từ rất lâu. Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, về phương diện đông y, mướp đắng có vị đắng, tính mát, có công dụng giải nhiệt, tiêu đờm, bổ thận, giải độc, lợi niệu và nhuận tỳ.
Về phương diện khoa học, mướp đắng chứa nhiều axit amino, đây là một loại axit chứa nhiều vị đắng. Loại axit này có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư. Do vậy đây là món ăn rất tốt với những bệnh nhân ung thư. Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều tiền tố tạo nên vitamin A, rất tốt cho mắt và cải thiện thị giác.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mướp đắng có tác dụng làm đẹp da rất tốt. Theo đó, có thể dùng mướp đắp mặt nạ hoặc uống nước ép mướp đắng, giúp da mịn màng, giảm và tiêu diệt mụn trứng cá, mụn đầu đen.
Mướp đắng có thể chế biến thành nhiều món ăn tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
Trong cuộc sống hàng ngày, mướp đắng thường được sử dụng để ăn sống cùng ruốc, xào trứng, nhưng phổ biến nhất vẫn là nhồi thịt, sau đó luộc ăn. Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết, món mướp đắng nhồi thịt đặc biệt tốt trong mùa hè vì có tác dụng thanh nhiệt, giải tỏa phiền muộn, giúp đầu óc minh mẫn và cải thiện thị lực.
Đặc biệt, với thời tiết nắng nóng đỉnh điểm như những ngày gần đây, nhiều người dễ cảm nắng, mệt mỏi, tính khí nóng nảy… khi đó nếu ăn mướp đắng một cách điều độ sẽ có lợi cho sức khỏe, cải thiện những vấn đề trên.
Lương y Đắc Sáng cũng lưu ý, khi ăn mướp đắng nhồi thịt tốt nhất nên hấp để giữ lại được nhiều dưỡng chất. Trường hợp luộc mướp đắng thì nên cho ít nước, sau đó dùng nước làm canh và sử dụng hết là tốt nhất.
Một tác dụng khác của mướp đắng là giúp giải độc trong gan. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong mướp đắng chứa một hợp chất có tên momordica charantia - có tác dụng chống lại suy giảm chức năng gan bằng cách tăng cường hoạt động chống oxy hóa của các enzym trong gan. Do vậy, việc ăn mướp đắng điều độ có thể giúp gan khỏe mạnh hơn.
Ăn mướp đắng nhồi thịt nên dùng hết cả nước để có được nhiều dưỡng chất. (Ảnh minh họa)
Dù là loại quả tốt cho sức khỏe, nhưng bản chất mướp đắng có nhiều dược tính như đã nói trên, vì thế lương y Bùi Đắng Sáng khuyến cáo, không nên sử dụng quá nhiều. Lượng sử dụng hợp lý là 2-3 lần/tuần. Ngoài ra, một số trường hợp cũng không nên ăn mướp đắng. Cụ thể:
- Người huyết áp thấp không nên sử dụng loại quả này, vì trong mướp đắng có các chất Charantin, Polypeptid-P và Vicine có khả năng làm hạ đường huyết, tụt huyết áp.
- Người có vấn đề tiêu hóa có thể sử dụng được nhưng liều dùng hạn chế, không nên lạm dụng vì có thể gây tiêu chảy.
- Người đang mang thai không nên ăn mướp đắng vì loại quả này có thể gây nên tình trạng co thắt tử cung, xuất huyết âm đạo, thậm chí sảy thai.
- Sau khi ăn mướp đắng không nên uống nước chè vì có thể gây nên tác dụng không tốt với dạ dày.
- Tránh ăn mướp đắng với các loại hải sản vì đây là loại quả giàu vitamin C, khi kết hợp với asen có trong hải sản sẽ tạo ra chất có thể gây ngộ độc nếu dùng nhiều.
Tin liên quan
Tỏi tây là loại cây gia vị nhỏ mà "có võ", giá trị của nó trong chế biến thực phẩm và bảo vệ sức khỏe là rất lớn.
Tin bài cùng chủ đề Lương y Bùi Đắc Sáng
Loại rau này được ví như “vầng trăng”, ở Nhật Bản có giá khá đắt đỏ, còn tại Việt Nam có rất nhiều nhưng đa số bị vứt bỏ hoặc để chăn nuôi, rất ít người dùng dù rất tốt cho sức khỏe.