Món ăn nhiều lợi khuẩn hơn sữa chua, có thể giúp quốc gia này vượt mặt Nhật Bản về tuổi thọ nhưng lại có tiếng xấu đáng sợ

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 31/03/2023 19:00 PM (GMT+7)

Các chuyên gia Nhật Bản cho biết vi khuẩn axit lactic có trong kim chi mạnh hơn sữa chua và nên ăn kết hợp với các thực phẩm khác sẽ có lợi hơn.

Sức khỏe đường ruột có mối quan hệ rất lớn với khả năng miễn dịch của con người, 70% tế bào miễn dịch trong cơ thể tập trung tại đường ruột, có nhiệm vụ chống lại các loại virus lạ nên việc duy trì sức khỏe đường ruột rất quan trọng. 

Để tăng cường sức khỏe đường ruột, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Ăn những thực phẩm giàu axit lactic (lợi khuẩn) có thể giúp duy trì cân bằng sinh thái trong ruột, nâng cao sức đề kháng. Khi nhắc đến thực phẩm giàu lợi khuẩn, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến sữa chua. Món ăn này vừa ngon lành, dễ ăn lại bổ dưỡng. Tuy nhiên bạn có biết còn một món ăn khác chứa lợi khuẩn còn nhiều hơn sữa chua, cũng rất phổ biến đó là kim chi. 

Một chương trình của Nhật đã mời các chuyên gia nghiên cứu về axit lactic so sánh sự khác biệt giữa lợi khuẩn trong kim chi và sữa chua, cái nào có lợi hơn và hiệu quả mạnh hơn.

Chương trình cũng dẫn nghiên cứu của Anh cho rằng đến năm 2030, Hàn Quốc có thể vượt qua Nhật Bản để trở thành quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất và bí quyết trường thọ có thể liên quan đến thói quen ăn kim chi của họ.

Sữa chua hay kim chi có vi khuẩn axit lactic mạnh hơn?

Vi khuẩn axit lactic trong kim chi mạnh hơn trong sữa chua. (Ảnh minh họa)

Vi khuẩn axit lactic trong kim chi mạnh hơn trong sữa chua. (Ảnh minh họa)

Vi khuẩn axit lactic là một loại men vi sinh, tồn tại trong đường ruột, có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. 

Okada Sanae, một cơ quan nghiên cứu về vi khuẩn axit lactic, cho biết vi khuẩn axit lactic trong kim chi mạnh hơn trong sữa chua. Ông giải thích rằng vi khuẩn axit lactic được chia thành hai loại, một loại là vi khuẩn axit lactic động vật chẳng hạn như sữa chua, hai là vi khuẩn axit lactic thực vật như kim chi. Vi khuẩn axit lactic thực vật có sức sống và khả năng sinh sản mạnh hơn so với vi khuẩn axit lactic động vật.

Tại sao vi khuẩn axit lactic trong kim chi mạnh hơn sữa chua?

Lấy kim chi làm ví dụ, bản thân cải thảo đã chứa nhiều loại vi khuẩn axit lactic, sau đó người ta cho thêm muối, gia vị cay nồng, tỏi và các loại gia vị đậm đặc khác để ngâm chua. Đây là môi trường rất khắc nghiệt đối với vi khuẩn axit lactic. Do đó, loại vi khuẩn axit lactic có thể sống sót trong đó phải là loại mạnh mẽ, có thể chống chọi lại môi trường khắc nghiệt.

Ngoài ra, vi khuẩn axit lactic không thích oxy, do đó, kim chi thường để trong môi trường chân không có thể làm tăng hàm lượng vi khuẩn axit lactic trong kim chi một cách hiệu quả, cuối cùng làm cho kim chi chứa hàng trăm triệu vi khuẩn axit lactic chỉ trong 1 gam.

Axit lactic trong thực vật có khả năng sống tốt hơn. (Ảnh minh họa)

Axit lactic trong thực vật có khả năng sống tốt hơn. (Ảnh minh họa)

Cách ăn uống tốt nhất để duy trì hiệu quả của vi khuẩn axit lactic

Mặc dù vi khuẩn axit lactic thực vật trong kim chi rất mạnh, nhưng trên thực tế, vi khuẩn axit lactic thực vật có một khuyết điểm chết người, đó là không chịu được nhiệt độ cao, nhiều gia đình sẽ cho kim chi vào nấu ăn, điều này sẽ giết chết vi khuẩn axit lactic trong kim chi. Vậy chúng ta nên ăn thế nào để đạt hiệu quả tốt?

1. Làm nóng đến 40°C duy trì hoạt động tốt nhất

Nhiệt độ hoạt động mạnh nhất của vi khuẩn axit lactic là 40 độ, vì vậy cách tốt nhất là cho kim chi vào sau khi thức ăn đã chín. Ngược lại, sữa chua có thể được làm nóng trong lò vi sóng trong nửa phút và ăn khi gần với nhiệt độ cơ thể con người, để vi khuẩn axit lactic có thể hoạt động tốt hơn.

2. Ăn cùng thức phẩm khác để duy trì số lượng lợi khuẩn

- Sữa chua: Có thể cho thêm trái cây hoặc bột đậu nành vào ăn cùng, chất xơ có trong chúng sẽ trở thành thức ăn của vi khuẩn axit lactic. Ngoài ra, cũng có thể cho thêm mật ong có chứa oligosaccharid, cũng là thức ăn của vi khuẩn axit lactic, để tăng cường hiệu quả của vi khuẩn axit lactic.

- Kimchi: 3 nguyên liệu tốt nhất được khuyên dùng đó là tảo bẹ, natto và đậu phụ. Đậu phụ và natto rất giàu oligosacarit. Ngoài ra, natto còn chứa loại  vi khuẩn tấn công vi khuẩn xấu trong ruột, có lợi cho sức khỏe đường ruột. Bên cạnh đó, tảo bẹ cũng là món ăn tốt để kết hợp với kim chi, bởi vì chất xơ hòa tan trong nước có trong tảo bẹ là thức ăn cho vi khuẩn tốt trong ruột. Ăn nó với kim chi, có thể kích hoạt vi khuẩn tốt, có lợi hơn cho việc duy trì hệ sinh thái đường ruột khỏe mạnh.

Ăn kim chi với đậu phụ hoặc natto hoặc tảo bẹ sẽ có lợi cho sức khỏe hơn. (Ảnh minh họa)

Ăn kim chi với đậu phụ hoặc natto hoặc tảo bẹ sẽ có lợi cho sức khỏe hơn. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, các loại rau củ ngâm muối chua lên men như kim chi cũng là món ăn được không ít chuyên gia cảnh báo về một số tác động tiêu cực. 

Đầu tiên, nó chứa khá nhiều muối, vì vậy những người có nguy cơ cao huyết áp, đột quỵ hoặc bệnh tim có lẽ nên tránh xa. Một khẩu phần kim chi hàng ngày có 1.232 mg natri. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mọi người tiêu thụ không quá 2.000 mg natri mỗi ngày.

Nhiều công thức làm kim chi cũng chứa một lượng tỏi đáng kể, có thể gây ra phản ứng không mong muốn ở những người mắc hội chứng ruột kích thích (IBS). Một số nghiên cứu còn chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều kim chi với việc tăng nguy cơ ung thư dạ dày, căn bệnh ung thư khá phổ biến ở Hàn Quốc. Do đó, người dân nơi đây được khuyên nên giảm lượng muối trong kim chi. 

Lý do người Hàn có thể thiếu gì chứ không thể thiếu kim chi trong mỗi bữa cơm
Kim chi được xem là món ăn không thể thiếu trong mọi bữa cơm của người Hàn và nó cũng được đánh giá là "thần dược" cho sức khoẻ.

Thực phẩm phòng bệnh

HOÀNG DƯƠNG (Dịch từ TVBS)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thực phẩm phòng bệnh