Nắng nóng 38 độ C, mẹ chồng không cho bật điều hòa khiến con dâu mang thai 20 tuần phải nhập viện

MINH MINH - Ngày 21/06/2023 00:00 AM (GMT+7)

Mẹ chồng vì thấy con dâu đang mang thai ở nhà "ăn bám" chồng nên kiên quyết không cho bật điều hòa. Kết quả suýt chút nữa hại cả cháu.

Thời gian gần đây, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao khiến hầu hết mọi người đều cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Vì vậy, hầu hết các gia đình đều cố gắng mua thêm chiếc điều hòa để giúp giảm bớt cái nóng. Tuy nhiên, một số người vì tiết kiệm nên dù có điều hòa cũng không bật mà cố gắng chịu nóng. 

Với người khỏe mạnh, việc không sử dụng điều hòa để làm mát có thể không sao nhưng với những người thể chất yếu như người già, bà bầu, trẻ nhỏ nếu phải chịu nắng nóng quá cũng không tốt. 

Mới đây, truyền thông Trung Quốc đưa tin về việc một bà bầu ở Quảng Đông, Trung Quốc đang mang thai 20 tuần phải nhập viện cấp cứu vì say nắng do mẹ chồng không cho sử dụng điều hòa. 

Nắng nóng nhưng mẹ chồng không cho con dâu đang mang bầu dùng điều hòa khiến cô bị say nắng phải nhập viện.

Nắng nóng nhưng mẹ chồng không cho con dâu đang mang bầu dùng điều hòa khiến cô bị say nắng phải nhập viện. 

Được biết, người phụ nữ đang mang thai do sức khỏe không tốt nên chồng khuyên ở nhà chờ sinh xong mới đi làm hoặc đợi con lớn rồi kiếm việc sau. Mẹ chồng vì thấy con dâu ở nhà lại không có thu nhập, trong khi con trai phải vất vả đi làm kiếm tiền nên cảm thấy thiệt thòi cho con.

Do đó, dù thời tiết nắng nóng nhưng mẹ chồng kiên quyết không cho con dâu sử dụng điều hòa mà bắt cô dùng một chiếc quạt nhỏ. Người mẹ chồng nói rằng dùng điều hòa tốn điện, tốn tiền, người ở trong nhà làm sao nóng bằng người làm việc bên ngoài. Bà còn bảo con dâu nếu nóng thì uống nước hoặc đi tắm.

Kết quả là người con dâu đang mang thai phải nhập viện cấp cứu vì say nắng. Nhờ sự nỗ lực của các y bác sĩ, sản phụ và thai nhi đều khỏe mạnh. 

Tại sao ở trong nhà vẫn bị say nắng?

Nhiều người nghĩ rằng say nắng chỉ xảy ra khi chúng ta ở ngoài trời. Thực tế, say nắng hay sốc nhiệt đều có thể xảy ra nếu bạn sống trong căn hộ hoặc nhà không có máy điều hòa không khí hoặc luồng không khí kém.

Say nắng có thể xảy ra nếu ai đó tiếp xúc với điều kiện nóng hoặc nóng và ẩm trong thời gian dài dẫn đến tăng nhiệt độ cơ thể cốt lõi lên mức nguy hiểm. Khi nhiệt độ môi trường đạt mức 32 độ C trở lên, nó sẽ là yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh liên quan tới nhiệt.

Say nắng cũng có thể khởi phát khi một người đang hoạt động thể lực hoặc lao động trong điều kiện nắng nóng. Các yếu tố như mất nước, uống rượu và mặc nhiều lớp quần áo có thể khiến tình trạng này diễn ra nhanh hơn hoặc dễ xảy ra hơn.

Bất kỳ ai cũng có thể bị say nắng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, ngay cả khi họ ở trong nhà và không có điều hòa. Người già và trẻ nhỏ là 2 đối tượng có thể không nhận ra mình đang quá nóng hoặc không thể diễn đạt rằng bản thân đang bị nóng nên cần đặc biệt chú ý.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng phải hết sức lưu ý. Bác sĩ sản phụ khoa Chen Lijin, bệnh viện Cathay, Đài Loan cho biết, phụ nữ mang thai thường có nhiệt độ cơ thể cao, do thai nhi trong bụng mẹ có cơ chế điều hòa mạch máu và tản nhiệt kém nên nếu tiếp xúc với thời tiết có nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng nhiệt bên ngoài không dễ tiêu tán, nhiệt độ cơ thể sẽ cao hơn so với người trưởng thành bình thường, dễ bị say nắng hơn.

Nếu một phụ nữ mang thai bị tổn thương do nhiệt trong thời gian ngắn và đôi khi là 1-2 ngày, có thể không có tác động lâu dài đến đứa trẻ, nhưng nếu ở trong tình trạng nhiệt độ cao thời gian dài, lại là 3 tháng đầu của thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, sự phát triển của hệ thần kinh.

 Say nắng không chỉ xảy ra khi ai đó ở ngoài trời mà ngay cả khi ở trong nhà mà không có điều hòa hoặc luồng không khí kém. (Ảnh minh họa)

 Say nắng không chỉ xảy ra khi ai đó ở ngoài trời mà ngay cả khi ở trong nhà mà không có điều hòa hoặc luồng không khí kém. (Ảnh minh họa)

Các dấu hiệu cảnh báo say nắng bao gồm:

- Nhiệt độ cơ thể tăng cao ( từ 39 độ C trở lên) 

- Da nóng, đỏ, khô hoặc ẩm

- Mạch đập nhanh, mạnh

- Đau đầu

- Chóng mặt

- Buồn nôn

- Lơ mơ

- Bất tỉnh hoặc mất ý thức.

Nếu gặp một người bị say nắng, hãy làm theo 4 bước sau:

- Di chuyển người bệnh đến một nơi mát mẻ.

- Loại bỏ tất cả quần áo không cần thiết như áo khoác hoặc vớ.

- Cho họ uống nước để bù nước

- Làm mát da bằng cách lau người bằng nước mát hoặt quạt, chườm mát dưới nách hoặc cổ cũng tốt

Sau 30 phút, cơ thể người bệnh sẽ dần hồi phục.

Bật điều hòa phải để 3 thứ này trong phòng, vừa thơm lại tốt cho sức khỏe mà ít người biết
Mùa hè, rất nhiều gia đình sử dụng điều hòa để làm mát phòng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến mẹo nhỏ rất hay này để bảo vệ sức khỏe.

Sống khỏe

Theo MINH MINH (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề mang thai, sinh nở