Ngủ thời điểm này dễ rút ngắn tuổi thọ nếu quá đà, 4 điều cấm kỵ phải tránh kẻo sau hối không kịp

MINH MINH - Ngày 03/02/2024 18:19 PM (GMT+7)

Ngủ trưa hóa ra cũng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ nếu bạn thực hiện không đúng cách.

Người Việt có thói quen ngủ trưa hàng ngày, mỗi giấc sẽ kéo dài khoảng 30 phút-1 tiếng. Với dân văn phòng, giấc ngủ trưa thường chỉ kéo dài 20-30 phút nhưng với người già và trẻ nhỏ, giấc ngủ trưa có thể lâu hơn khoảng 1-2 tiếng. 

Nhiều người đều cảm thấy sau giấc ngủ trưa, họ tỉnh táo hơn nên làm việc cũng hiệu quả hơn. Vì vậy, trong nhận thức của nhiều người thì ngủ trưa rất có lợi cho sức khỏe và cả tinh thần. Thế nhưng những năm gần đầy, ngày càng có nhiều nghiên cứu ngủ trưa có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ. Vậy ngủ trưa có thể tác động như thế nào tới sức khỏe và tuổi thọ của chúng ta?

Ngủ trưa ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

Ngủ trưa hơn 1 giờ, nguy cơ tử vong tăng 30%

Tiến sĩ Pan Zhe từ Đại học Y Quảng Châu, Trung Quốc từng phát biểu tại Hội nghị thường niên về tim mạch châu Âu cho biết ngủ trưa hơn 1 giờ sẽ làm tăng nguy cơ tử vong lên 30% và nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên 35%.

Nghiên cứu đã tiến hành phân tích tổng hợp dữ liệu từ hơn 313.000 đối tượng trong hơn 20 nghiên cứu, đồng thời cũng tính đến thời gian ngủ vào ban đêm. Kết quả nhận thấy chỉ những người ngủ hơn ​​6 tiếng vào ban đêm mới có nguy cơ ngủ trưa cao hơn trong một khoảng thời gian dài. 

Ngủ trưa hơn 1 tiếng tăng nguy cơ tử vong, mất trí nhớ,... (Ảnh minh họa)

Ngủ trưa hơn 1 tiếng tăng nguy cơ tử vong, mất trí nhớ,... (Ảnh minh họa)

Nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ tăng 40%

Các nhà nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) đã thực hiện một cuộc khảo sát theo dõi kéo dài 14 năm trên 1.065 người cao tuổi và tìm thấy mối quan hệ hai chiều giữa thời gian ngủ trưa và sự xuất hiện của bệnh Alzheimer.

So với những người ngủ trưa dưới 1 giờ mỗi ngày, thời gian ngủ trưa hơn 1 giờ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên 40%. Đồng thời, bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer mất thời gian ngủ trưa nhiều gấp ba lần so với người bình thường, ngủ lâu hơn khoảng 68 phút mỗi ngày.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng giữa việc ngủ trưa và bệnh Alzheimer có thể hình thành một vòng luẩn quẩn, thời gian ngủ trưa quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer trong tương lai, bệnh Alzheimer sẽ dẫn đến thời gian ngủ trưa kéo dài.

Nguy cơ đột quỵ cao gấp 1,88 lần

Một bài báo được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Ireland cho biết, so với những người không ngủ trưa, những người ngủ trưa hơn một tiếng có nguy cơ đột quỵ tăng gấp 1,88 lần. 

Có nên ngủ trưa hay không?

Dù ngủ trưa cũng có một số tác động tiêu cực tới sức khỏe nhưng những nghiên cứu nêu trên đều chỉ ra rằng chỉ những giấc ngủ trưa dài mới có thể gây hại cho sức khỏe. Nếu thời gian ngủ trưa hàng ngày dưới 60 phút sẽ không gây ra những tác động nêu trên. Thời gian ngủ trưa hàng ngày nên được duy trì ở mức 15 đến 30 phút và cố gắng không vượt quá 60 phút.

Mọi người nên ngủ trưa 15-30 phút, tối đa là 60 phút. (Ảnh minh họa)

Mọi người nên ngủ trưa 15-30 phút, tối đa là 60 phút. (Ảnh minh họa)

Ngủ trưa đúng cách có thể mang lại nhiều lợi ích cho con người.

- Điều chỉnh cảm xúc và giảm bớt căng thẳng: Ngủ trưa có thể cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng về thể chất và thư giãn cảm xúc.

- Loại bỏ cơn buồn ngủ và cải thiện trí nhớ: Chỉ cần chợp mắt vào buổi trưa có thể có tác dụng loại bỏ mệt mỏi tốt hơn so với ngủ 2 tiếng vào ban đêm. Và ngủ trưa có thể chuyển những ký ức rời rạc thành ký ức dài hạn, giúp thúc đẩy những ký ức phụ thuộc vào giấc ngủ.

- Giảm tỷ lệ mắc bệnh tim mạch: Một nghiên cứu ở Châu Âu với hơn 20.000 người đã chỉ ra rằng ngủ trưa có liên quan chặt chẽ đến việc giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch vành.

- Cải thiện khả năng miễn dịch: Đối với những người có khả năng miễn dịch thấp, ngủ trưa có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh và cải thiện khả năng miễn dịch của họ ở một mức độ nhất định.

Những ai không nên ngủ trưa?

Và dù giấc ngủ trưa khoa học có nhiều lợi ích nhưng không phù hợp với một số đối tượng nhất định. Bác sĩ Peng Zhiping, Bệnh viện Công an Bắc Kinh cho biết những kiểu người sau không nên ngủ trưa:

- Người dễ mất ngủ: Đối với những người dễ bị mất ngủ, ngủ vào ban ngày có thể dễ dàng làm trầm trọng thêm chứng mất ngủ vào ban đêm, vì vậy hãy cố gắng đừng chợp mắt;

- Với người trên 65 tuổi và thừa cân 20%, ngủ trưa dễ làm tăng độ nhớt của máu và dẫn đến bệnh tim mạch;

- Những người bị huyết áp thấp và rối loạn tuần hoàn máu cũng không nên ngủ trưa, nếu không sẽ dễ làm nặng thêm các triệu chứng.

Người hay bị mất ngủ, huyết áp thấp,... nên tránh ngủ trưa hoặc không nên ngủ quá lâu. (Ảnh minh họa)

Người hay bị mất ngủ, huyết áp thấp,... nên tránh ngủ trưa hoặc không nên ngủ quá lâu. (Ảnh minh họa)

Bốn điều không nên khi ngủ trưa

Ngủ trưa rất quan trọng đối với cơ thể và giúp phục hồi năng lượng vào buổi chiều, đây là một thói quen tuyệt vời nên hình thành. Nhưng bạn nên chú ý 4 điều khi ngủ trưa.

- Không nên đi ngủ sau khi ăn no: Sau khi ăn no, máu trong cơ thể chủ yếu tập trung ở dạ dày để tiêu hóa, ngủ trưa ngay dễ gây trào ngược dạ dày thực quản và tăng nguy cơ viêm họng.

- Không nên ngủ trưa quá muộn: 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều là lúc dương khí trong cơ thể mạnh nhất, ngủ trưa vào thời điểm này có thể giúp ích thận dương và có lợi cho sức khỏe. Ngủ trưa quá muộn dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ bình thường vào ban đêm. 

- Đừng nằm sấp khi ngủ: Nằm sấp có thể khiến các dây thần kinh ở nhãn cầu và cánh tay bị chèn ép, khiến bạn cảm thấy khó chịu khắp người khi thức dậy. Người cao tuổi ngủ sấp cũng có thể gây ra các tai biến về tim mạch và mạch máu não, cực kỳ nguy hiểm.

- Đừng đứng dậy ngay sau khi thức dậy: Độ nhớt của máu trong cơ thể sẽ tăng lên sau khi thức dậy, nếu ngay lập tức đứng dậy sẽ gây chóng mặt, thậm chí người già có thể ngất xỉu.

4 tư thế ngủ được ví như bài tập thể dục giúp bạn khỏe mạnh hơn, đánh bại bệnh tật
Tư thế ngủ đúng có thể giúp bạn khỏe khoắn hơn vào ngày hôm sau nên đừng bỏ qua vấn đề này.

Các vấn đề sức khỏe khác

Theo MINH MINH (Dịch từ Aboluawang)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác