Mướp đắng được các chuyên gia đánh giá là “vị thuốc quý” cho sức khỏe. Tuy nhiên, do có nhiều tác dụng phụ nên không phải ai ăn cũng tốt.
Mướp đắng (hay khổ qua) là một loại quả rất giàu vitamin và khoáng chất như protein, lipit, cacbon hydrat, canxi, kali, magie, sắt…
Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Trong thành phần dinh dưỡng của mướp đắng có hàm lượng vitamin C cao, rất tốt để tăng sức đề kháng cho cơ thể, kháng viêm tốt, ngăn ngừa và có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư… Kali trong mướp đắng có tác dụng giảm huyết áp, beta-carotene giúp sáng mắt, giúp điều trị chứng trào ngược axit và chứng khó tiêu.
Bên cạnh đó, mướp đắng sau khi chín có màu vàng đỏ như đào, vị đắng nhẹ… đây là chất tốt bình can lợi đởm (tốt cho gan mật), thanh giải huyết nhiệt (làm mát máu).
Người bệnh viêm gan vàng da nên ăn thường xuyên, cũng có thể dùng chữa bệnh trĩ do nóng ruột gây ra. Đối với những người bị các vấn đề về đường ruột như đau dạ dày, đại tràng, táo bón thì mướp đắng là bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời. Mướp đắng chứa nhiều chất xơ giúp thực phẩm được tiêu hóa dễ dàng, ngăn chặn, phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa.
Tuy nhiên nếu mắc những bệnh dưới đây, bạn không nên ăn mướp đắng:
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Mướp đắng rất ít chất xơ và chất béo nên không có lợi cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu và phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, việc ăn mướp đắng có thể gây giảm đường huyết.
Bên cạnh đó, chúng cũng là một loại quả kích thích tử cung, gây chảy máu và có thể dẫn đến sinh non. Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. (ảnh minh họa, nguồn internet)
Người huyết áp thấp
Những người có tiền sử mắc bệnh huyết áp thấp cũng không nên ăn nhiều thực phẩm này bởi dễ khiến bệnh tái phát, thậm chí nặng hơn trước do chất Charantin, Polypeptid-P và Vicine trong mướp đắng có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp.
Người vừa sau phẫu thuật
Nhiều chuyên gia cho rằng mướp đắng có thể cản trở quá trình kiểm soát lượng đường huyết trong và sau khi phẫu thuật. Bởi vậy, tốt nhất là bạn nên ngừng ăn mướp đắng ít nhất 2 tuần trước và sau thời gian phẫu thuật dự kiến.
Người bị bệnh gan, thận
Người bị bệnh về gan và thận cần tránh ăn mướp đắng vì chúng rất khó tiêu hóa, có thể gây đầy hơi. Những người bị thiếu men G6PD (loại men có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa của tế bào hồng cầu) nên tránh xa loại rau có vị đắng này.
Ngoài ra, hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.
Người có bệnh tiêu hóa
Người mắc bệnh về đường tiêu hoá nên giảm ăn mướp đắng, do nó khiến dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, gây tình trạng quá tải.
Ngoài ra, người bình thường cũng không nên ăn quá nhiều thực phẩm này vì dễ gây ra các vấn đề về tiêu hoá, nhất là với người có tính hàn.
Tuy nhiên, bạn đừng loại bỏ hoàn toàn loại quả này trong thực đơn hàng ngày mà hãy kết hợp hài hòa và điều độ sẽ đem lại những kết quả bất ngờ cho sức khoẻ.