Thời gian gần đây thời tiết đều rất nóng, không ít người nói đùa rằng, cuộc sống của họ là nhờ vào điều hòa, thời tiết nóng đến mức tách khỏi điều hòa là sẽ chịu không nổi, không cẩn thận bị cảm nắng. Thực tế chứng minh đã có người chết do say nắng.
Gần đây, anh Vương ở Thuận Đức, Phật Sơn, Quảng Đông (TQ) cho biết, ông chủ của anh là Chu Khôn Minh đột nhiên qua đời, nguyên nhân còn khiến mọi người đang tranh cãi.
Anh Vương đang trả lời phóng viên liên quan đến cái chết của ông Chu Khôn Minh
Vào một ngày trước khi ông Chu Khôn Minh qua đời, anh Vương còn cùng ông ấy sắp xếp phòng làm việc, khi đó anh Vương cũng cảm thấy sức khỏe của ông chủ có chút bất ổn, tự nhiên sắc mặt trắng bệch, ra mồ hôi, thân nhiệt cao, nên đã khuyên ông chủ về nghỉ ngơi.
Tuy nhiên, anh Vương không ngờ rằng, đến ngày thứ 2 ông Chu Khôn Minh đột nhiên bị xuất huyết não, sau khi đưa đến bệnh viện ông đã qua đời, anh Vương nghi ngờ cái chết của ông Chu Khôn Minh là do ngày hôm trước ông bị say nắng ở công ty.
Tuy nhiên, mọi người thắc mắc ở trong phòng cũng có điều hòa, tại sao ông Chu Khôn Minh lại bị say nắng? Anh Vương giải thích rằng, lúc đó điều hòa căn bản không bật, bởi vì thời điểm đó công ty của ông Chu đang bị buộc ngừng dùng điện.
Tại sao ngồi trong phòng cũng bị say nắng, đột quỵ?
Bệnh cảnh do nắng oi nóng rất đa dạng, biểu hiện từ mức độ nhẹ có thể tự khỏi sau khi nghỉ ngơi (say nắng nóng) đến mức độ nặng, nguy kịch có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề về thần kinh, mặc dù được điều trị tích cực (kiệt sức, đột quỵ do nắng nóng).
Các biểu hiện ban đầu luôn có như vã mồ hôi, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, nông, có khi đau bụng, nôn mửa, sau đó xuất hiện chóng mặt, hoa mắt, mặt tái nhợt, mạch nhanh, ngất lịm, chuột rút, đái ít, sốt cao có khi lên tới 44 độ C, da và niêm mạc khô, trụy mạch.
Cá biệt có trường hợp tụ máu dưới màng cứng và trong não. Nặng hơn, nạn nhân sẽ có biểu hiện thương tổn thần kinh như li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Trong trường hợp của ông Chu do ở trong phòng bí bách, nhiệt độ bên ngoài lại cao nên dễ dẫn đến bị say nắng. Và nguy hiểm hơn nữa khi tình trạng này của ông không được phát hiện sớm dẫn đến các triệu chứng chuyển biến nặng, gây tử vong. Điều này cũng tương tự như trường hợp trẻ em ngồi trong xe ô tô kín dưới trời nắng.
Làm thế nào để xác định có bị say nắng hay không?
Video: Hướng dẫn cách massage phòng đột quỵ nhiệt ngày nóng.
1. Điềm báo say nắng
Sau một thời gian ngắn hoạt động trong môi trường có nhiệt độ cao, chảy mổ hồi nhiều, khát nước, đau đầu, chóng mặt, ù tai, tức ngực, tim đập nhanh, buồn nôn, toàn thân mệt mỏi, tứ chi rã rời, thiếu tập trung, nhiệt độ cơ thể tăng cao,…
2. Trạng thái say nắng nhẹ
Trên cơ sở điềm bào say nắng, nhiệt độ cơ thể tăng cao, có thể đạt trên 38,5 độ C, sắc mặc đỏ bừng, tức ngực, da bị nóng bỏng hoặc có các triệu chứng sớm của hệ tuần hoàn suy kiệt như giảm huyết áp, sắc mặt trắng bệch.
3. Trạng thái say nắng nặng
Trên cơ sở biểu hiện của say nắng nhẹ, bệnh nhân còn xuất hiện tình trạng ngất xỉu, hôn mê, tê liệt, sốt cao. Xuất hiện những triệu chứng chủ yếu là đột quỵ do nhiệt, co giật do nhiệt, suy kiệt do nhiệt, đây có thể được chuẩn đoán là trạng thái say nắng nặng.
Bệnh nhân sau khi sau nắng xuất hiện tình trạng ngất xỉu, hôn mê thì rất nguy hiểm.
Đột quỵ do nhiệt: Đột nhiên phát bệnh, nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 40 độ C, mồ hôi bắt đầu chảy ra nhiều. Sau đó không có mồ hôi, kèm theo cơ thể khô nóng và rối loạn ý thức, buồn ngủ, hôn mê và các triệu chứng thần kinh trung ương khác. Tỷ lệ tử vong rất cao.
Co giật do nhiệt: Chủ yếu biểu hiện như cơ bị co giật, kèm theo đau co thắt. Co giật ở cơ bụng và cơ tứ chi, các cơ khác vẫn hoạt động bình thường. Bệnh nhân vẫn tỉnh táo, thân nhiệt bình thường.
Suy kiệt do nhiệt: Bình thường phát bệnh nhanh chóng, trước tiên có các biểu hiện như chóng mặt, đau đầu, tim đập nhanh, ra mồ hôi, buồn nôn, da lạnh ướt, sắc mặt trắng bệch, huyết áp giảm, ngất xỉu,… Thân nhiệt hơi cao hoặc không cao. Nghỉ ngơi một chút là có thể tỉnh lại.
Kiến nghị những thực phẩm ăn uống trong mùa hè phòng say nắng, đột quỵ do nhiệt
1. Đồ uống lạnh không thấp hơn 10 độ C
Nếu uống nước lạnh nên uống từng ngụm nhỏ và nuốt từ từ để tránh tổn hại nội tạng trong cơ thể.
Vào mùa hè, vì thời tiết nóng, mọi người không nên uống trà nóng, hoặc đồ uống có nhiệt độ quá cao. Tuy nhiên, cũng không nên uống đồ uống có nhiệt độ quá thấp. Trong mùa hè, uống nước cố gắng duy trì nhiệt độ không dưới 10 độ C, bằng không sẽ gây kích thích mạnh đến dạ dày, thậm chí là sẽ tổn hại niêm mạc dạ dày, làm giảm chức năng tiêu hóa.
Một số người có thể sẽ cho rằng, trong mùa hè uống đồ lạnh có thể giải nhiệt. Thực tế, đồ uống lạnh rất dễ làm tổn hại lá lách và dạ dày, nó cũng có thể làm tăng độ nguy hiểm của say nắng. Nếu thực sự bạn không thể chịu nổi cái nóng, không thể không uống đồ uống có nhiệt độ thấp, thì nhất định phải chú ý uống từng ngụm nhỏ, với số lượng nhiều lần, lúc này mới có thể giảm bớt được tổn thương ở dạ dày.
2. Những đồ uống lành mạnh cho sức khỏe
Nước lọc luôn được khuyến cáo là thức uống lành mạnh nhất
Đồ uống tốt nhất cho sức khỏe chính là nước đun sôi để nguội, dùng trong ngày. Khi vào mùa hè, căn cứ vào tình trạng thân nhiệt của từng người để lựa chọn thức uống cho bản thân.
Vào mùa hè, mọi người sẽ đổ mồ hôi rất nhiều, có thể dẫn đến giảm thể tích máu, nguy cơ giảm huyết áp, và thậm chí có thể khiến cơ thể mất nhiều muối vô cơ. Do đó, hãy chú ý đến việc bổ sung các nguyên tố khoáng chất và muối vô cơ vào mùa hè.
3. Ăn nhiều protein chất lượng cao hơn
Bổ sung đạm để tránh cơ thể bị hoa mắt, chóng mặt trong mùa hè.
Vào mùa hè có nhiều người có thể bị đau lưng, hoa mắt chóng mặt. Thực tế điều này là do trong cơ thể thiếu đạm khí (ni-tơ). Trong môi trường nhiệt độ cao, cơ thể trải qua quá trình chuyển hóa rất lớn, khiến cơ thể sẽ phải tiết ra một lượng lớn đạm. Nếu trong cuộc sống không chú ý bổ sung đạm trong chế độ ăn uống, rất có khả năng cơ thể bị thiếu đạm và có thể gây ra các triệu chứng trên.
Do đó, vào mùa hè, chúng ta phải chú ý đến việc bổ sung protein chất lượng cao, cố gắng giảm thiểu thực phẩm nhiều chất béo vào cơ thể.