Người đàn ông mắc bệnh giang mai dù không quan hệ tình dục, thủ phạm khiến nhiều người bất ngờ

Ngày 27/07/2019 12:30 PM (GMT+7)

Ông Lưu năm nay 60 tuổi, gần đây ông bị suy sụp tinh thần khi phát hiện mắc bệnh giang mai nghiêm trọng. Ông Lưu la hét: "Đã rất lâu tôi không quan hệ tình dục, tại sao lại mắc bệnh giang mai?"

Gần đây, ông Lưu đã đến khám tại Khoa Da liễu của Bệnh viện Trung Sơn trực thuộc Đại học Hạ Môn. Bác sĩ phát hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân của ông Lưu có lớp vảy rất dày, một số trong số đó rơi ra và thậm chí hình thành một lớp da bị mủn.

Người đàn ông mắc bệnh giang mai dù không quan hệ tình dục, thủ phạm khiến nhiều người bất ngờ - 1

Lòng bàn tay và bàn chân của ông Lưu xuất hiện nhiều ban đỏ, chẩn đoán mắc bệnh giang mai.

Ông Lưu nói với bác sĩ: "Tôi đã có những triệu chứng này trong vài tháng. Ban đầu, chỉ xuất hiện ban đỏ lớn và không có triệu chứng ngứa hay đau rõ ràng”. Sau đó, ông Lưu được chẩn đoán bị dị ứng tại phòng khám địa phương, nhưng sau khi dùng thuốc, các triệu chứng không những không cải thiện mà ngày càng có nhiều dấu hiệu nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ đề nghị ông Lưu làm xét nghiệm máu, và kết quả xét nghiệm thật đáng kinh ngạc, hóa ra là bệnh giang mai, hơn nữa lại là giai đoạn thứ hai của bệnh giang mai. Sau khi hỏi tỉ mỉ ông Lưu và người thân của ông, được biết ông Lưu không có quan hệ tình dục bừa bãi bên ngoài, thậm chí nhiều năm nay ông cũng không quan hệ tình dục, vậy con đường lây nhiễm bắt nguồn từ đâu?

Con đường lây nhiễm bắt nguồn từ việc trám răng

Theo như chia sẻ từ cuộc sống của ông Lưu, nguyên nhân lớn nhất có thể là do trám răng. Gần 10 năm nay, ông Lưu đã nhiều lần trám răng ở phòng khám địa phương, lần gần đây nhất là một năm trước. Phòng khám tư nhân điều kiện vệ sinh kém, và việc khử trùng các thiết bị sử dụng không được triệt để, và có chảy máu trong quá trình trám răng.

Người đàn ông mắc bệnh giang mai dù không quan hệ tình dục, thủ phạm khiến nhiều người bất ngờ - 2

Ông Lưu bị lây nhiễm bệnh giang mai khi đi làm răng không đảm bảo an toàn. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Khương Hiểu Dũng, Phó Khoa Da liễu của Bệnh viện Trung Sơn cho biết: "Giang mai là một bệnh tình dục thường thấy, hầu hết lây truyền qua quan hệ tình dục, nhưng cũng có khả năng lây truyền qua máu hoặc lây truyền từ mẹ sang con. Ông Lưu bị bệnh giang mai giai đoạn 2, chứng tỏ không phải ông Lưu mới bị lây nhiễm, thời gian nhiễm bệnh cũng phải được vài tháng”.

Vì ông Lưu không có quan hệ tình dục trong nhiều năm, vậy có thể là do lây truyền qua máu. Theo quy luật phát triển của bệnh giang mai, khả năng nhiễm trùng răng là rất cao. Nếu bệnh nhân trước đó mắc bệnh giang mai, thiết bị được sử dụng sau khi trám răng sẽ bị nhiễm bẩn và sẽ được truyền cho bệnh nhân tiếp theo.

Theo bác sĩ Khương Hiểu Dũng: "Giống như ông Lưu, lây truyền bệnh qua đường máu, có thể không có các triệu chứng ở cơ quan sinh dục mà trực tiếp vào bệnh giang mai giai đoạn 2. Hiện tại, ông Lưu có một lượng lớn mầm bệnh giang mai ban đỏ và xói mòn trên cơ thể, tính lây truyền vô cùng mạnh."

Bác sĩ kiến nghị gia đình nhất định phải cách lý, để phòng ngừa lây truyền. May mắn thay, bệnh giang mai giai đoạn thứ 2 của ông Lưu thuộc giai đoạn sớm, nếu điều trị kịp thời, sau điều trị giũ gìn cẩn thận, hiệu quả rất tốt. Bác sĩ Khương Hiểu Dũng nhắc nhở, mọi người cố gắng tìm cơ sở y tế có giấy phép kinh doanh chính thức, đáng tín cậy để đảm bảo không bị truyền nhiễm, bằng không giống như ông Lưu thì vô cùng đáng tiếc.

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Người đàn ông mắc bệnh giang mai dù không quan hệ tình dục, thủ phạm khiến nhiều người bất ngờ - 3

Xoắn khuẩn giang mai

Bệnh chủ yếu lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn giang mai xâm nhập qua da - niêm mạc của bộ phận sinh dục ít nhiều bị xây xát khi quan hệ tình dục sẽ gây bệnh tại chỗ (săng), đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể. Các yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan là bị nhiễm HIV/AIDS, bị các bệnh hay tổn thương ở bộ phận sinh dục, có hành vi tình dục không bảo vệ (quan hệ tình dục miệng - sinh dục, quan hệ tình dục đồng giới...).

Bệnh giang mai có thể lây do truyền máu (tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn) và gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bẩn như xăm mình, xỏ lỗ tai, làm đẹp răng… mà khi đó thiết bị không được khử trùng, nó có thể lây lan virus.

Biến chứng của giang mai

- Xoắn khuẩn giang mai có thể gây tổn thương tất cả các cơ quan quan trọng trong cơ thể.

- Bệnh giang mai tác động xấu đến da, niêm mạc, mắt đến các cơ quan nội tạng như gan, tim mạch, thần kinh.

- Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân, rối loạn tâm thần, viêm gan.

- Giang mai bẩm sinh có thể gây tử vong cho thai nhi hoặc dị dạng thai sau khi sinh.

Phòng chống bệnh giang mai

- Xây dựng lối sống lành mạnh, chung thủy một vợ, một chồng.

- Thực hiện hành vi tình dục an toàn, có biện pháp bảo vệ

- Để phòng bệnh giang mai bẩm sinh cần phải phát hiện kịp thời và điều trị cho người mẹ nếu bị bệnh trong khi mang thai. Cần làm các phản ứng huyết thanh một cách có hệ thống cho tất cả các chị em phụ nữ có thai.

- Khi phát hiện bị bệnh cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị ngay, không được tự ý mua thuốc điều trị.

Không quan hệ cũng mắc bệnh giang mai, chàng trai nhớ lại chuyện 2 tháng trước mới hối hận
Sau khi hôn một cô gái lạ trong quán hát, chàng trai trẻ không ngờ mình lại có thể mắc bệnh tình dục.
Hà Vũ (dịch theo Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh tình dục ở nam giới