Đau họng đối với nhiều người là tình trạng bình thường, tuy nhiên đau họng cũng chính là dấu hiệu cảnh báo rất nhiều bệnh, điển hình là bệnh nhồi máu cơ tim
Người đàn ông bị đau họng, đi khám bị nhồi máu cơ tim
Ông Ân, 50 tuổi, là chủ của một quán ăn nhỏ ở Đông Dương (Trung Quốc). Khoảng 10 ngày trước, khi mệt mỏi ông Ân luôn cảm thấy đau ở cổ họng, sau khi nghỉ ngơi tình trạng lại thuyên giảm, do vậy ông không mấy để ý. 3 ngày sau vào lúc 1 giờ sáng, ông Ân bị đánh thức bởi một cơn đau họng dữ dội, vì không thể chịu đựng được nên ông mới đến Bệnh viện nhân dân thành phố Đông Dương để khám.
Cứ nghĩ bị đau họng bình thường, không ngờ ông Ân bị mắc bệnh nguy hiểm
Bác sĩ tại bệnh viện cho biết: "Đau họng đơn thuần không phải là tự phát tác mà có thể còn có những nguyên nhân khác". Bác sĩ đã hỏi mỉ về tình trạng bệnh của ông Ân. Hóa ra ông Ân bị cao huyết áp và bệnh mỡ máu. Mặc dù ông đã được bác sĩ kê thuốc, nhưng ông thường bữa uống bữa không, và không theo dõi tình trạng tăng huyết áp.
Những ngày gần đây, lượng khách ở quán ông khá đông, khiến cơ thể ông luôn trong tình trạng mệt mỏi. Bác sĩ hoài nghi ông bị bệnh tim, và đưa ông đi làm điện tâm đồ. Kết quả thật bất ngờ, đó là một cơn nhồi máu cơ tim cấp tính. Vừa cầm kết quả, tình trạng bệnh của ông Ân càng trở nên nguy hiểm hơn, cơn đau ngực ngày một tăng, toát mồ hôi lạnh và huyết áp liên tục giảm.
“Mau đưa đến phòng cấp cứu”, bác sĩ ở Khoa Tim mạch ngay lập tức chuẩn bị phẫu thuật cho ông Ân. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ phát hiện, ông Ân bị hẹp mạch máu, một trong số đó bị chặn 100% và cần được can thiệp để giúp lưu thông máu. Sau 40 phút trong phòng cấp cứu, ông Ân đã thoát khỏi nguy hiểm. Tuy nhiên, do mất thời gian vàng để chữa trị, cơ tim của ông đã bị tổn thương không thể phục hồi và đòi hỏi phải điều trị y tế lâu dài.
Sau khi kiểm tra phát hiện ông Ân bị nhồi máu cơ tim
Bác sĩ giải thích: “Đau ngực đột ngột là một dấu hiệu điển hình của nhồi máu cơ tim, nhưng cũng có một số biểu hiện không điển hình, ví dụ như nhồi máu cơ tim thành dưới sẽ xuất hiện đau bụng, thậm chí còn có những biểu hiện như đau răng. Nhưng những cơn đau này thường bị kịch phát. Tức là nó sẽ phát tác khi bạn mệt mỏi và bị kích động, và sẽ thuyên giảm sau một thời gian ngắn được nghỉ ngơi”. Bác sĩ khuyên rằng, nếu cơ thể bị đau từ cổ họng xuống đến rốn thì tốt nhất đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời, phòng ngừa và loại bỏ những loại bệnh về tim.
"Thời gian điều trị vàng để nhồi máu cơ tim là 2 giờ. Nếu các mạch máu bị tắc có thể được lưu thông trong 120 phút và nguồn cung cấp máu cho cơ tim được phục hồi, phần lớn cơ tim có thể ngăn ngừa được hoại tử". Bác sĩ một lần nữa nhấn mạnh sự xuất hiện của đau ngực, đau răng, đau yết hầu, đau bụng phải kịp thời đến bệnh viện.
Những kiểu người sau đây dễ bị nhồi máu cơ tim
Thứ nhất là "ba cao" tức là những người tăng lipid máu, huyết áp cao, tiểu đường và những người bị béo phì có khả năng cao bị nhồi máu cơ tim. Những người tập thể dục quá ít hoặc ăn quá nhiều. cũng có nguy cơ cao.
Thứ hai là những người thường xuyên phải tăng ca đêm. Tăng ca đêm vài ngày không được nghỉ ngơi, đồng hồ sinh học của cơ thể bị thay đổi, mệt mỏi quá độ, rất dễ dấn đến co thắt động mạch vành, từ đó gây ra nhồi máu cơ tim.
Tăng ca, áp lực cũng dễ bị nhồi máu cơ tim
Thứ ba là những người bị áp lực cao. Khi họ lo lắng, sẽ sản sinh ra một lượng lớn chất gọi là adrenaline, gây co mạch máu và nhịp tim nhanh, điều này rất dễ gây ra nhồi máu cơ tim.
Thứ tư là những người thường xuyên hút thuốc. Hút thuốc gây xơ cứng động mạch và làm tăng nguy cơ đau tim. Mặt khác, hút thuốc lá gây co thắt động mạch vành, tê liệt, tắc mạch máu và cuối xùng khởi phát nhồi máu cơ tim. Theo nghiên cứu có rất nhiều người đag hút thuốc bị nhồi máu cơ tim.
Muốn phòng bệnh nhồi máu cơ tim, bác sĩ khuyên mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ
Bác sĩ Hồ Vạn Anh, trường Khoa Tim mạch tại Bệnh viện nhân dân thành phố Đông Dương nhắc nhở: Những trường hợp trên thường xuyên đo huyết áp, kiểm tra lượng đường trong máu, uống thuốc đúng quy định, vạn lần không được ngừng thuốc hoặc tăng liều lượng thuốc, phóng tránh tăng giảm huyết áp đột ngột và biến động đường huyết.