Người đi vệ sinh 3 ngày 1 lần và 1 ngày 3 lần, ai sống khỏe hơn? Đây là "thời điểm vàng" để đi đại tiện

MINH MINH - Ngày 04/04/2024 09:21 AM (GMT+7)

Nhiều người lo sợ đi vệ sinh quá nhiều trong một ngày là dấu hiệu ung thư nhưng có người lại lo ngại nhiều ngày mới đi đại tiện thì cơ thể sẽ tích nhiều chất độc, vậy điều nào nguy hiểm hơn?

Đại tiện có thể nói là một việc bình thường trong cuộc sống, nhưng tần suất và tình trạng đi đại tiện lại thể hiện sức khỏe của mỗi người. Chúng ta đều biết rằng phân là một chất bài tiết từ cơ thể con người chứa một số độc tố và chất thải trao đổi chất của cơ thể.  Hơn nữa, sức khỏe đường ruột cũng liên quan đến tần suất đi vệ sinh.

Vậy thì đi vệ sinh bao lâu một lần thì chứng tỏ cơ thể hoạt động tốt và không gặp vấn đề đường ruột, chẳng hạn như ung thư. 

Đi vệ sinh 3 lần một ngày hay 3 ngày một lần, cái nào nguy hiểm hơn?

Mỗi người có thói quen đi đại tiện khác nhau, có người mỗi ngày phải đi 2,3 lần nhưng có người phải đến 2,3 ngày mới có cơn buồn vệ sinh. Đã có những trường hợp bệnh nhân mắc ung thư ruột một ngày ra vào toilet 3,4 lần nên khiến nhiều người lo lắng liệu đi nhiều như vậy có phải dấu hiệu nguy hiểm. 

Tần suất đi vệ sinh không phản ánh nhiều về tình trạng sức khỏe, bao gồm cả nguy cơ ung thư. (Ảnh minh họa)

Tần suất đi vệ sinh không phản ánh nhiều về tình trạng sức khỏe, bao gồm cả nguy cơ ung thư. (Ảnh minh họa)

Thực tế, việc đi đại tiện 3 lần mỗi ngày và 3 ngày 1 lần đều có thể là điều bình thường, miễn là không có cảm giác khó chịu nào khác về mặt thể chất. Chúng ta không thể đo lường sức khỏe của đường ruột chỉ bằng số lần đi tiêu mỗi ngày. Nói một cách khác, số lần đi tiêu không thể được sử dụng làm tiêu chí duy nhất để đo lường sức khỏe đường ruột mà cần được xem xét một cách toàn diện.

Ví dụ như màu sắc, hình dạng, kết cấu của chất thải còn quan trọng hơn. Chất thải của người khỏe mạnh có màu vàng nâu, dạng dải, không dính, xả nước có thể trôi đi sạch sẽ. Nếu thỉnh thoảng chất thải có màu sắc bất thường cũng không nên quá lo lắng, bạn có thể kiểm tra xem mình đã dùng thực phẩm hay thuốc gì đặc biệt không.

Hoặc nếu đôi lúc chất thải nhão hoặc quá cứng cũng không phải vấn đề nghiêm trọng, bạn có thể kiểm tra xem mình đã ăn thực phẩm giàu protein hay tiêu thụ quá nhiều carbohydrate không.

Chỉ cần đáp ứng đủ các điều kiện trên và đảm bảo đi vệ sinh đều đặn, trong thời gian ngắn không có những thay đổi không rõ nguyên nhân về tình trạng phân thì không cần quá lo lắng về tần suất ra vào toilet.

Đi đại tiện bao lâu một lần là bình thường?

Không có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này, tần suất và chu kỳ đại tiện hoàn toàn khác nhau ở mỗi người và không có tiêu chuẩn nào để so sánh. Có người mỗi ngày đi một lần, có người 2,3 ngày mới đi, những điều này không có nghĩa là họ có bệnh mà thực chất là do hệ tiêu hóa của họ quyết định.

Ngoài ra, tần suất "đi nặng" còn liên quan đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Tóm lại, không quan trọng bạn đi tiêu bao nhiêu lần một ngày, miễn là việc đó diễn ra bình thường thì nó không ảnh hưởng hay cảnh báo gì về sức khỏe. 

Miễn là bạn đi đại tiện đều đặn và không có nhiều sự thay đổi bất thường trong thời gian dài thì tần suất đi vệ sinh bao nhiêu không quan trọng. (Ảnh minh họa)

Miễn là bạn đi đại tiện đều đặn và không có nhiều sự thay đổi bất thường trong thời gian dài thì tần suất đi vệ sinh bao nhiêu không quan trọng. (Ảnh minh họa)

Một tiêu chí khác để đo lường sức khỏe khi đi "nặng" đó là không phải tốn sức. Tức là bạn có thể tống chất thải ra ngoài một cách dễ dàng, thời gian ngồi ngắn, không bị đau và không có cảm giác thải ra không hết thì chứng tỏ tình trạng sức khỏe bình thường. Khi đó, dù tần suất vệ sinh là bao nhiêu cũng không quan trọng.

Đây là "thời điểm vàng" để đi vệ sinh

Bạn nên đi đại tiện khoảng một giờ sau khi thức dậy vào buổi sáng hoặc trước và sau khi ăn sáng, đi vào thời điểm này có thể thải chất thải ra khỏi cơ thể tốt hơn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thực hiện thói quen này một cách đều đặn và đúng lúc. Vậy nên làm gì để phát triển thói quen đi vệ sinh đúng cách và thúc đẩy nhu động ruột hoạt động đúng giờ?

Trước hết, hãy tăng cường bổ sung rau quả tươi, ngũ cốc thô, tăng cường bổ sung chất xơ để thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong ruột, ngăn ngừa táo bón và giúp bạn đi ngoài tốt hơn. Hơn nữa, bạn nên uống đủ nước, tốt nhất nên cố tình tăng lượng nước uống để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Thứ hai, tăng cường vận động hàng ngày để kích hoạt mọi tế bào trong cơ thể, giúp tăng cường khả năng đại tiện.

Cuối cùng, hãy từ bỏ mọi thói quen sinh hoạt không có lợi cho việc "đi nặng", từ chối ăn các loại thức ăn cay và ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng nước cao hơn. Bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu và không ngồi một chỗ trong thời gian dài.

3 triệu chứng khi đi vệ sinh có thể là bệnh ung thư

Dù tần suất đi vệ sinh không phải là yếu tố để phản ảnh sức khỏe và cả nguy cơ ung thư nhưng một số triệu chứng khi đi đại tiện có thể cảnh báo sức khỏe có vấn đề, bao gồm cả ung thư. 

1. Phân có máu

Phân có máu là triệu chứng sớm nhất và phổ biến nhất của ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên đó cũng có thẻ là dấu hiệu bệnh trĩ. Nếu tình chảy máu lâu ngày có thể dẫn đến thiếu máu thứ phát. Vì vậy, bạn nên đi khám sớm nếu gặp vấn đề này. 

Hình dạng, màu sắc, kết cấu chất thải mới là yếu tố cần lưu ý để biết về tình trạng sức khỏe. (Ảnh minh họa)

Hình dạng, màu sắc, kết cấu chất thải mới là yếu tố cần lưu ý để biết về tình trạng sức khỏe. (Ảnh minh họa)

2. Thay đổi thói quen đại tiện

Ví dụ, trước đây đi đại tiện đều đặn nhưng đột nhiên bị tiêu chảy hoặc tiêu chảy và táo bón xảy ra xen kẽ mà không có nguyên nhân rõ ràng. Hoặc có thể trước đây bạn đi mỗi ngày một lần, nhưng bây giờ bạn đi bốn hoặc năm lần một ngày.

Đặc biệt nếu bạn bị tiêu chảy thường xuyên thì nên chú ý hơn, vì các khối u sẽ làm hẹp ruột. Để đẩy chất thải ra, ruột của chúng ta sẽ phải làm việc nhiều hơn, nhu động ruột sẽ trở nên tích cực nên dễ dẫn tới tiêu chảy.

Cần lưu ý, tiêu chảy ở đây thường là phân lỏng lẫn máu, sau khi đại tiện có cảm giác còn cặn phân. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên thì bạn nên kịp thời đi khám, nếu chỉ thỉnh thoảng xảy ra, không có cảm giác khó chịu nào khác về thể chất và các triệu chứng sau khi đi vệ sinh thì không cần quá lo lắng.

3. Thay đổi tính chất phân

Sự thay đổi tính chất của phân ở đây có nghĩa là phân đột nhiên trở nên rất loãng, toàn bộ quá trình đại tiện rất tốn sức, trên phân có những vết lõm, những tình huống này cần phải được xem xét nghiêm túc, bởi vì một khi đã có khối u trong ruột thì có thể tạo thành những vết lõm trên chất thải khi đi qua ruột. 

Người đi tiểu liên tục sau khi uống nước hay người nửa ngày mới đi vệ sinh, ai có thận khỏe hơn?
Có một số người sau khi uống nước xong chưa được bao lâu đã đi vệ sinh nhiều lần nên nghĩ rằng thận yếu, nhưng nếu uống nước xong rất lâu mới đi vệ sinh liệu có chứng tỏ thận khỏe hơn?

Các vấn đề sức khỏe khác

Theo MINH MINH (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác