Có một số người sau khi uống nước xong chưa được bao lâu đã đi vệ sinh nhiều lần nên nghĩ rằng thận yếu, nhưng nếu uống nước xong rất lâu mới đi vệ sinh liệu có chứng tỏ thận khỏe hơn?
Nước mà cơ thể hấp thụ vào hàng ngày sẽ được bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua quá trình chuyển hóa như nước tiểu, mồ hôi, bốc hơi qua da... Tuy nhiên, đối với một số người đang mắc một số bệnh lý, lượng nước tiêu thụ vào và thải ra ngoài sẽ có biểu hiện bất thường.
Một số người dựa vào tần suất đi tiểu sau khi uống nước để phán đoán xem liệu thận hay sức khỏe của bản thân có đang gặp vấn đề. Có người uống nước xong chẳng bao lâu sau đã đi vệ sinh nhưng có người cả nửa ngày mới đi vệ sinh 1 lần, vậy ai là người có thận tốt hơn?
Nguyên nhân đi tiểu nhiều lần sau khi uống nước
Uống nhiều nước
Trong trường hợp bình thường, người trưởng thành cần ít nhất 1500-2000ml nước uống mỗi ngày. Uống nhiều nước có thể thúc đẩy lưu lượng máu đi khắp cơ thể, giúp nâng cao hiệu quả trao đổi chất, đẩy nhanh quá trình thải độc và rác thải.
Giả sử mọi người thường uống nhiều nước, tốc độ uống tương đối nhanh, lúc này tần suất đi tiểu sẽ dễ dàng tăng lên.
Thận yếu
Đi tiểu nhiều lần cũng có quan hệ mật thiết với vấn đề thận hư, tức là trong sinh hoạt nếu uống nước mà đi tiểu nhiều thì không thể loại trừ là do thận hư gây nên.
Nếu gần đây bạn thấy mình bị đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu giảm thì nên đi khám càng sớm càng tốt. Điều này rất có thể là do suy giảm chức năng thận hoặc thiếu thận.
Dung tích bàng quang nhỏ
Bàng quang có dung tích nhỏ hơn và chứa ít nước tiểu hơn sẽ khiến một người khó nhịn tiểu và có xu hướng đi tiểu ngay sau khi uống nước, điều này sẽ khiến họ phải đi vệ sinh liên tục.
Căng thẳng sinh lý
Khi bạn rơi vào trạng thái căng thẳng về thể chất hoặc đang làm việc gì đó khiến bạn cảm thấy bối rối, bạn có thể dễ dàng có cảm giác buồn tiểu, điều này cũng có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.
Cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng sẽ dễ làm tăng gánh nặng và áp lực cho thận, dễ làm tăng tần suất đi tiểu.
Vì vậy, nếu xuất hiện hiện tượng áp lực thể chất quá mức, nhất định phải dẫn dắt tốt cảm xúc của mình, không nên kìm nén áp lực lâu. Điều này sẽ không chỉ dễ dàng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn tác động đến sức khỏe thể chất.
Đi tiểu ít, nửa ngày mới buồn đi vệ sinh, nguyên nhân do đâu?
Dung tích bàng quang lớn
Nhiều người có dung tích bàng quang rất lớn, sau khi nước vào cơ thể vẫn chưa đủ để khiến bàng quang đạt trạng thái đầy nên dẫn tới việc đi vệ sinh ít hơn.
Cơ thể bị mất nước
Con người tiếp nhận nước trong cơ thể, nước sẽ tham gia vào sự vận hành hài hòa của các cơ quan và mô. Cuối cùng phần nước dư thừa sẽ được chuyển hóa xuống bàng quang thành nước tiểu.
Nếu cơ thể bị thiếu nước dẫn tới tình trạng mất nước, nước dư thừa sẽ được ống thận hấp thụ nên lượng nước đẩy vào bàng quang sẽ ít hơn. Ngay cả khi uống nhiều nước cũng không thể buồn đi vệ sinh nhanh.
Nhịn tiểu lâu
Một số người thường bận rộn với công việc hoặc cuộc sống. Dưới tác động của những yếu tố này, con người thường nín tiểu, hành vi nhịn tiểu lâu dễ làm giãn bàng quang và cơ vòng.
Bằng cách này, độ nhạy cảm của niêm mạc bàng quang có thể dễ dàng giảm xuống. Ngay cả khi bàng quang đầy và có nhiều nước tiểu trong đó, bạn sẽ không có cảm giác muốn đi tiểu.
Nếu bạn thường xuyên nhịn tiểu cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Lâu dần không chỉ dễ tích tụ độc tố và rác rưởi trong cơ thể mà còn dễ dẫn đến bệnh thận.
Người đi tiểu thường xuyên hay người đi vệ sinh ít, ai khỏe mạnh hơn?
Để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này, Graham, một bác sĩ tiết niệu người Mỹ, đã thiết kế một nghiên cứu thực nghiệm liên quan.
Graham đã chọn 100 người thí nghiệm có chỉ số thể chất tương tự nhau và yêu cầu 50 người trong số họ đi vệ sinh thường xuyên sau khi uống nước, trong khi 50 người còn lại nên nhịn tiểu càng nhiều càng tốt sau khi uống nước.
Sau nghiên cứu, Graham đã tiến hành kiểm tra lần thứ hai về sức khỏe thể chất của từng đối tượng và tiến hành phân tích chi tiết dữ liệu thu được từ các bộ định lượng trước và sau.
Nghiên cứu cuối cùng đã chứng minh rằng chất lượng sức khỏe trung bình của 50 người thường xuyên đi vệ sinh sau khi uống nước tốt hơn so với 50 người không đi vệ sinh sau khi uống nước. Tuy nhiên cũng có vài người trong nhóm nhịn tiểu có sức khỏe khá cao.
Mặc dù có thể thấy phần lớn nhóm đi vệ sinh nhiều hơn có sức khỏe tốt hơn nhưng điều đó không phải là tuyệt đối. Hơn nữa, nhóm đối tượng nghiên cứu tham gia khá nhỏ nên cũng chưa đủ sức để đánh giá chính xác hoàn toàn.
Ngoài ra, sức khỏe cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, việc chỉ dựa vào điểm này để đánh giá cơ thể có khỏe mạnh hay không là không đáng tin cậy.
Một người mất bao lâu để đi tiểu sau khi uống nước được coi là khỏe mạnh?
Theo trang Home Water Research, nếu cơ thể bạn đủ nước và bàng quang đầy hoặc gần đầy, thì có thể mất từ 5 đến 15 phút sau khi uống nước, bạn sẽ buồn đi vệ sinh. Tuy nhiên, nếu bạn bị mất nước với bàng quang trống rỗng, có thể mất từ 8 đến 9 giờ trước khi bạn cần đi tiểu.
Thời gian muốn đi vệ sinh sau khi uống nước giữa trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi, trẻ em và người lớn có sự khác biệt. Theo trang tin sức khỏe Healthline, có một "vạch vô hình" trong bàng quang của chúng ta. Vạch này nằm ở vị trí 1/4 dung tích bàng quang. Khi chất lỏng trong bàng quang đạt đến vạch này, não sẽ nhận được tín hiệu cho biết rằng chúng ta cần đi tiểu.
Trong bảng bên dưới đã tính toán thời gian cần thiết để đi vệ sinh sau khi uống nước với điều kiện là bàng quang rỗng và cần "giải quyết nỗi buồn" khi bàng quang đã đầy 1/4.
Tuổi | Dung tích bàng quang (ml) | Thời gian để lấp đầy bàng quang |
Ước tính thời gian đi tiểu sau khi uống nước |
Trẻ sơ sinh (0–12 tháng) |
30 – 60ml |
1 giờ |
15 phút |
Trẻ mới biết đi (1–3 tuổi) |
90 – 150ml |
2 giờ |
1 giờ |
Trẻ em (4–12 tuổi) |
210 – 420ml |
2-4 giờ |
30 phút – 1 giờ |
Người lớn |
475 – 709ml |
8-9 giờ |
2 giờ – 2 giờ 15 phút |