Người Nhật thường xuyên ăn cơm nhưng không béo nhờ thêm 2 thứ vào cơm giúp ngăn tích mỡ

MINH MINH - Ngày 05/02/2024 14:02 PM (GMT+7)

Tác động của vi khuẩn đường ruột đến sức khỏe của chúng ta sâu sắc hơn mọi người vẫn nghĩ, bao gồm cả việc ngăn béo phì.

Tại sao người Nhật thường ăn cơm trắng nhưng lại rất ít người béo?

Năm 2013, ẩm thực truyền thống Nhật Bản (washoku) được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. Một trong những nguyên nhân là nó có dinh dưỡng cân bằng đủ để hỗ trợ một cuộc sống lành mạnh, điều này đã tạo cho thế giới ấn tượng rằng thực phẩm Nhật Bản tốt cho sức khỏe.

Nhưng những năm gần đây đang rộ lên phong trào cắt giảm tinh bột hay carbs với lý do rằng loại thực phẩm này gây béo phì và từ đó có thể dẫn tới nhiều loại bệnh khác nhau. Nhiều người chủ trưởng không ăn các thực phẩm giàu carbohydrate như cơm. Tuy nhiên, cơm lại là thực phẩm mà người Nhật ăn nhiều hàng ngày nên có một số nhận định rằng chế độ ăn của người Nhật cũng không phải là tốt.

Thế nhưng có một điểm khác biệt của người Nhật là dù họ ăn cơm nhưng lại rất ít người bị béo phì. Theo các kết quả nghiên cứu, tỷ lệ béo phì ở Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 4% dân số.

Vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt này? Nhiều người cho rằng chế độ ăn nhiều đạm thực vật của người Nhật là lý do họ tránh được vấn đề béo phì mà nhiều quốc gia khác gặp phải. Vào năm 1966, lượng tiêu thụ protein từ thực vật của người Nhật gần gấp đôi so với protein động vật. Vào thời điểm đó, người Nhật tiêu thụ protein từ các loại ngũ cốc như gạo lứt, lúa mạch, kê và các thực phẩm từ đậu nành như đậu phụ và miso.

Tuy nhiên trong vài thập kỷ gần đây, Khảo sát Dinh dưỡng của Nhật đã điều tra những thay đổi về lượng protein trong khẩu phần ăn của người dân nước này và chỉ ra rằng lượng protein động vật như thịt và cá ăn nạp vào đã cao hơn lượng protein từ thực vật như đậu, đậu phụ và ngũ cốc.

Những cuộc khảo sát cũng cho thấy sự sụt giảm dần trong việc tiêu thụ những thực phẩm này. Nguyên nhân là do trước đây thịt, cá không nhiều như bây giờ và cũng không có điều kiện để bảo quản lâu dài nên người dân chủ yếu ăn đạm thực vật, giờ cuộc sống cải thiện nên mọi người ăn nhiều thịt, cá hơn.

Người Nhật thường ăn cơm nhưng lại không béo. (Ảnh minh họa)

Người Nhật thường ăn cơm nhưng lại không béo. (Ảnh minh họa)

Do đó, việc ăn nhiều đạm thực vật không phải là lý do duy nhất khiến người Nhật gầy dù vẫn ăn cơm. Một báo cáo nêu rõ rằng số lượng vi khuẩn trong hệ thực vật đường ruột của người Nhật có thể phân hủy carbohydrate cao hơn so với người đến từ các nước khác.

Đây là kết quả được nhóm nghiên cứu của giáo sư Hattori Shohei thuộc Đại học Waseda công bố trên tạp chí khoa học “Nghiên cứu DNA” năm 2016. Nghiên cứu đã phân tích hệ vi khuẩn đường ruột của 106 người Nhật và so sánh với người dân ở 11 quốc gia khác như Mỹ, Pháp, Nga, Trung Quốc,... 

Loại vi khuẩn đường ruột có số lượng đông nhất ở người dân Nhật Bản là Blautia, đồng thời số lượng Bifidobacteria cũng cao hơn các nước khác. Đặc điểm của Blautia là ăn chất xơ có chứa carbohydrate, tinh bột kháng và oligosacarit khó tiêu, từ đó tạo ra các axit béo chuỗi ngắn có lợi cho cơ thể chúng ta, giúp ngăn ngừa tích trữ mỡ, cải thiện tình trạng viêm mô mỡ. Còn lợi khuẩn Bifidobacterium giải phóng các axít béo chuỗi ngắn vốn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe đường ruột và kiểm soát cơn đói. 

Người Nhật có lượng vi khuẩn Blautia và Bifidobacteria trong đường ruột cao hơn các nước khác. (Ảnh minh họa)

Người Nhật có lượng vi khuẩn Blautia và Bifidobacteria trong đường ruột cao hơn các nước khác. (Ảnh minh họa)

Ăn cơm với 2 thứ này làm tăng vi khuẩn đường ruột giúp bạn giảm cân

Người Việt cũng tiêu thụ thực phẩm chủ yếu là gạo trắng và ăn cơm 2-3 bữa mỗi ngày, vậy làm cách nào để chúng ta có thể ăn cơm mà vẫn gầy như người Nhật?

Người dân xứ sở hoa anh đào có một cách đó là thêm lúa mạch hoặc yến mạch vào gạo trắng để nấu cơm. Bằng cách này, bạn có thể hấp thụ chất xơ hòa tan trong nước, cung cấp chất dinh dưỡng cho các loại vi khuẩn đường ruột khác nhau, đồng thời làm chậm tốc độ hấp thu đường và ức chế sự gia tăng lượng đường trong máu. 

Ngoài ra, hãy tránh bánh mì và mì ống làm từ 100% lúa mì tinh chế và chuyển sang các sản phẩm có thêm bột mì nguyên cám. Điều này sẽ tự nhiên làm tăng lượng chất xơ ăn vào và biến carbohydrate từ kẻ thù giảm cân thành người bạn đồng hành đắc lực. Chuyển sang dùng bột mì nguyên cám hoặc gạo có thêm lúa mạch là bước đầu tiên hiệu quả nhất trong quá trình cộng sinh hài hòa với vi khuẩn đường ruột.

Nấu cơm với yến mạch và lúa mạch giúp bạn tiêu thụ thêm nhiều chất xơ nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột. (Ảnh minh họa)

Nấu cơm với yến mạch và lúa mạch giúp bạn tiêu thụ thêm nhiều chất xơ nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, trong chế độ ăn uống hàng ngày phải đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng, không nên chỉ tập trung ăn một vài loại thực phẩm cụ thể và từ bỏ những loại khác. Phương pháp ăn uống cân bằng dinh dưỡng mới giúp kích hoạt nhiều loại vi khuẩn đường ruột bao gồm cả vi khuẩn Blautia.

Vi khuẩn Blautia sản xuất ra các axit amin có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nó không chỉ là một loại "vi khuẩn nạc” giúp ngừa béo phì mà còn tạo ra các axit béo chuỗi ngắn như axit axetic, axit lactic, axit succinic, cũng như chất chống oxy hóa.

10 thói quen ăn uống của người Nhật khác biệt so với thế giới giúp tránh được 2 căn bệnh nguy hiểm bậc nhất
Hãy điểm qua 10 điểm khác biệt trong chế độ ăn uống giữa người Nhật so với các nước khác và tìm ra lý do tại sao họ lại sống lâu và khỏe mạnh.

Sống khỏe

Theo MINH MINH (Dịch từ EDH)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác