Người ở Đà Nẵng về TP.HCM được xét nghiệm COVID-19 như thế nào?

Ngày 30/07/2020 10:51 AM (GMT+7)

Những người từ Đà Nẵng về TP.HCM từ ngày 1/7/2020, được xét nghiệm COVID-19 theo từng trường hợp cụ thể.

Quy định về việc xét nghiệm và cách ly đối với người trở về a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/tphcm-p1884c73.htmlTP.HCM/a từ a classTextlinkBaiviet hrefhttps://eva.vn/da-nang-p1885c73.htmlĐà Nẵng/a từ ngày 1/7/2020.

Quy định về việc xét nghiệm và cách ly đối với người trở về TP.HCM từ Đà Nẵng từ ngày 1/7/2020.

Liên quan tới công tác quản lý những người từ vùng dịch trở về TP.HCM, đặc biệt là trở về từ Đà Nẵng từ ngày 1/7/2020, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, tất cả đều phải khai báo y tế và lấy mẫu xét nghiệm.

Những người này được chia làm hai nhóm dựa trên thời gian đã rời khỏi Đà Nẵng: Trên 14 ngày và dưới hoặc bằng 14 ngày. Trong đó:

- Những người đã rời Đà Nẵng trên 14 ngày sẽ được xét nghiệm COVID-19 một lần, nếu âm tính sẽ không phải cách ly.

- Những người rời Đà Nẵng dưới hoặc bằng 14 ngày sẽ được xét nghiệm COVID-19 ít nhất hai lần và được cách ly hoặc giám sát y tế theo hướng dẫn của ngành y tế.

HCDC cho biết, có 3 hình thức cách ly hoặc giám sát y tế là: Tự theo dõi sức khỏe tại nhà (cấp 1), Cách ly tại nhà (cấp 2) và Cách ly tập trung (cấp 3).

3 mức độ cách ly và giám sát y tế.

3 mức độ cách ly và giám sát y tế.

Trước đó, trong cuộc họp với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại TP.HCM, ông Nguyễn Chí Dũng - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM từng nói: “Hiện chưa thể biết chính xác con số người từ Đà Nẵng về TP.HCM là bao nhiêu, vì không thể kiểm soát được người đi đường bộ, đường tàu lửa”.

Vì vậy, HCDC kêu gọi sự tự giác và ủng hộ của toàn dân, thông qua đường dây nóng 1022 báo tin các trường hợp từ Đà Nẵng trở về nhưng chưa khai báo y tế.

Tính tới ngày 29/7, qua rà soát tại 24 quận/huyện trên địa bàn TP.HCM, HCDC xác định được và đã lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 đối với gần 6.000 trường hợp từ Đà Nẵng đến TP.HCM, trong tổng số 9.000 người khai báo y tế.

Theo ông Dũng, trong giai đoạn hiện nay, người dân cần bình tĩnh, không hoang mang, lo lắng. Bình tĩnh thực hiện theo các khuyến cáo của ngành y tế. Theo dõi thông tin trên các kênh chính thống, tránh chia sẻ những thông tin sai sự thật làm hoang mang dư luận.

“Thành phố luôn cảnh giác và sẵn sàng ứng phó với bất cứ tình huống nào. Thành phố đã chuẩn bị đủ vật tư y tế, khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang y tế cho nhu cầu phòng, chống dịch cũng như nhu yếu phẩm. Người dân không nên hoang mang tích trữ không cần thiết ảnh hưởng đến tài chính của mình”, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM trấn an người dân.

Còn PGS.TS.BS. Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế thì cho biết, kiểm soát được dịch bệnh tốt hay không, có nguy cơ giãn cách xã hội phụ thuộc rất nhiều vào hành động của từng người dân. Nếu người dân TP.HCM cùng hành động đúng theo khuyến cáo, cùng hợp lực với chính quyền, ngành y tế thành phố thì chúng ta sẽ kiểm soát dịch bệnh, giảm nguy cơ thực hiện biện pháp giãn cách xã hội.

Bộ Y tế khuyến cáo 9 biện pháp phòng dịch Covid-19 mới
Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng và đến cơ sở y tế; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng... là khuyến cáo mới nhất của...
Ngọc Phạm Theo Ngọc Phạm
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h