Người phụ nữ 30 tuổi suy buồng trứng sớm, bác sĩ tiết lộ món ăn chứa "chất độc" một khi vào cơ thể rất khó đào thải

MINH MINH - Ngày 21/06/2023 11:45 AM (GMT+7)

Một phụ nữ 30 tuổi bị suy buồng trứng sớm nghiêm trọng, bác sĩ ban đầu không tìm ra nguyên nhân bệnh lý cụ thể nhưng cuối cùng thủ phạm hóa ra là món cá sống.

Ngày nay có không ít phụ nữ trẻ nhưng đã gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản, điều này có liên quan nhiều tới thói quen lối sống không lành mạnh. 

Bác sĩ Wang Chengwei, Phó giám đốc Trung tâm Y học sinh sản Huayu, Đài Loan chia sẻ có trường hợp một người phụ nữ mới 30 tuổi nhưng bị suy buồng trứng sớm nặng, gần mãn kinh. Điều đáng nói là các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân bệnh lý cụ thể, kiểm tra nhiễm sắc thể cũng bình thường.

Một bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm ở tuổi 30 và gần mãn kinh. (Ảnh minh họa)

Một bệnh nhân bị suy buồng trứng sớm ở tuổi 30 và gần mãn kinh. (Ảnh minh họa)

Sau đó, bác sĩ Wang Chengwei khuyên bệnh nhân thử kiểm tra hàm lượng kim loại nặng và chất hóa dẻo trong cơ thể, mới phát hiện hàm lượng thủy ngân và chất hóa dẻo trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn. Bác sĩ Wang Chengwei chỉ ra rằng cả hai yếu tố này đều có thể liên quan đến suy buồng trứng.

Bác sĩ cũng hỏi về thói quen ăn uống của bệnh nhân, cô tiết lộ rằng rất thích món sashimi, và hầu hết sashimi đều được làm từ cá lớn ở biển, hàm lượng thủy ngân thường cao, một khi đã vào cơ thể thì rất khó đào thải.  Tuy nhiên, nếu chỉ ăn ít, thỉnh thoảng mới ăn thì không sao nhưng như trường hợp của bệnh nhân trên ăn quá thường xuyên, có tuần cô ăn tới 3 lần, không thì cũng ăn 1 lần/tuần.

Vì vậy, bác sĩ Wang Chengwei gợi ý rằng nên đa dạng hóa chế độ ăn uống, cố gắng không chỉ ăn một thứ và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng chủ yếu là cá nhỏ.

Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng Cai Xinzhen cũng nhắc nhở rằng ăn cá sống có thể nhiễm ký sinh trùng như sán lá gan. Bên cạnh đó, cá sống có chứa thiaminase phân hủy vitamin B1 khiến cơ thể con người không thể tổng hợp vitamin, lâu dần có thể gây thiếu B1.

Chuyên gia Cai Xinzhen chỉ ra rằng vitamin B1 tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, nếu thiếu trong thời gian dài có thể gây ra các vấn đề ở các cơ quan có nhu cầu năng lượng cao. Các triệu chứng bao gồm: chán ăn, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, yếu cơ, tổn thương hệ thần kinh, tim to hoặc suy tim... 

Người phụ nữ thích ăn cá sống như sashimi thường xuyên nên hàm lượng thủy ngân trong cơ thể tăng cao. (Ảnh minh họa)

Người phụ nữ thích ăn cá sống như sashimi thường xuyên nên hàm lượng thủy ngân trong cơ thể tăng cao. (Ảnh minh họa)

Tác hại khi ăn cá sống?

Một trong những nỗi lo lớn khi ăn cá sống đó là nhiễm ký sinh trùng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Mỹ, các bệnh liên quan đến cá sống bao gồm: 

- Salmonella, gây tiêu chảy, sốt và đau bụng. Bệnh nhiễm khuẩn Salmonellosis thường bắt đầu từ 12 đến 72 giờ sau khi ăn thực phẩm và kéo dài từ 4 đến 7 ngày.  

- Vibrio vulnificus, gây tiêu chảy, đau bụng và nôn mửa thường trong vòng 24 giờ sau khi ăn phải. Nó kéo dài khoảng ba ngày.  

- Sán dây ký sinh, có thể gây đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa và sụt cân. Bạn có thể cảm thấy những triệu chứng này rất lâu sau khi ăn cá bị nhiễm trứng sán dây.  

Ngoài ra, thủy ngân cũng là một nỗi lo khi ăn cá. Thủy ngân là một kim loại độc hại được tìm thấy trong hầu hết các loại cá. Nó gây rủi ro cho sức khỏe cho dù cá sống hay nấu chín. Cá ở vị trí cao hơn trong chuỗi thức ăn (những loài ăn các loại cá nhỏ hơn) có hàm lượng thủy ngân cao nhất. 

Cá có hàm lượng thủy ngân thấp bao gồm: 

- Cá cơm

- Cá tuyết

- Cá tuyết chấm đen

- Cá hồi 

Cá có thủy ngân cao nhất bao gồm: 

- Cá ngừ mắt to

- Cá mập 

- Cá kiếm.

Do hàm lượng thủy ngân trong cá, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo những người đang mang thai và trẻ em hạn chế ăn cá biển lớn. Nói chung, FDA đề xuất chỉ nên ăn một vài khẩu phần cá có mức thủy ngân thấp mỗi tuần.

Làm thế nào để ăn cá sống an toàn?

Cách chắc chắn duy nhất để ngăn ngừa bệnh từ thực phẩm là nấu cá ở nhiệt độ ít nhất là 62,77 độ C. Nhưng nếu bạn thực sự yêu thích các món cá sống, bạn nên lưu ý những điều sau:

Kiểm tra cá

Để biết cá có tươi ngon hay không, bạn có thể dựa vào các đặc điểm như:

- Thịt cá săn chắc, không có mùi tanh thiu

- Không có sự đổi màu, nhớt hay xốp. 

Mua cá từ nguồn uy tín 

Chỉ mua cá sống từ những nguồn có uy tín. Cơ sở phải sạch sẽ và công nhân phải thực hành vệ sinh tốt. 

Đông lạnh cá trước khi ăn 

Bạn có thể nghĩ cá tươi là tốt nhất khi ăn sống, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Cá đã đông lạnh có thể giết chết ký sinh trùng gây bệnh.  

FDA khuyến nghị bạn nên đông lạnh cá ở nhiệt độ -20 độ C trong 7 ngày (hoặc -35 độ C trong 15 giờ nếu bạn cần đông lạnh nhanh hơn).  

Cô bé 15 tuổi đã bị suy buồng trứng, nguyên nhân hóa ra từ 5 năm trước
Một cô bé 15 tuổi vì không điều trị kịp thời căn bệnh quai bị từ năm 10 tuổi đã dẫn đến suy buồng trứng sớm.

Bệnh phụ nữ

MINH MINH (Dịch từ ETToday)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh phụ nữ