Mặc dù sinh hoạt khá khoa học nhưng người phụ nữ vẫn bị ung thư, nguyên nhân cuối cùng được bác sĩ phát hiện khi hỏi cụ thể những gì bệnh nhân hay ăn.
Bác sĩ Trần, làm việc tại Bệnh viện Trung Sơn, Trung Quốc cho biết, ông vừa khám cho một bệnh nhân nữ 40 tuổi được chẩn đoán ung thư trực tràng giai đoạn cuối. Theo bác sĩ, nữ bệnh nhân này trước nay rất coi trọng việc giữ gìn sức khỏe, không hút thuốc, không uống rượu bia, ít ăn thịt và đồ ăn nhiều dầu mỡ. Tuy nhiên, khi âm ỉ đau bụng, đi tiêu không đều, phân loãng, thỉnh thoảng có triệu chứng táo bón, cô tới viện khám. Qua các xét nghiệm và nội soi, bác sĩ phát hiện cô bị ung thư đại trực tràng giai đoạn 4. Sau khi tìm hiểu thói quen ăn uống của người bệnh, bác sĩ biết thêm, bệnh nhân thích uống các loại đồ uống có đường, mỗi ngày đều uống trà sữa, ăn chè ngọt, thi thoảng uống Coke... Do nạp quá nhiều đường, lâu ngày cơ thể sẽ bị viêm nhiễm, dẫn đến ung thư.
Bệnh nhân ung thư vì chính thói quen ăn uống. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Trần chỉ ra, khi cơ thể nạp quá nhiều đường tinh luyện, theo thời gian, bệnh tật sẽ đua nhau tìm đến. Nạp đường tinh luyện khiến cơ thể kháng insulin. Kháng insulin đã được chứng minh là có liên quan đến ung thư. Ngoài ra, các sản phẩm nhiều đường có thể gây tích tụ chất béo, dẫn đến viêm mãn tính trong cơ thể, cũng liên quan đến ung thư.
Một nghiên cứu xem xét dữ liệu về tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại trực tràng và chế độ ăn uống của gần 116.500 phụ nữ Mỹ cho thấy, việc tiêu thụ nhiều đồ uống có đường trong thời kỳ thanh thiếu niên và tuổi trưởng thành có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng trước 50 tuổi. Một nghiên cứu mới ở Mỹ cũng cho thấy siro ngô giàu đường fructose có thể thúc đẩy sự phát triển của khối u đại trực tràng ở chuột. Đáng lưu ý, siro ngô là nguyên liệu của nhiều loại đồ uống, trong đó nổi tiếng nhất là nước giải khát có ga.
Dấu hiệu nào cho thấy ung thư đại tràng?
Ung thư đại tràng hay còn gọi là ung thư do ăn uống, là loại ung thư có tỷ lệ mắc và tử vong cao, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe và an toàn tính mạng của con người. Tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại tràng hiện nay ngày càng cao, tuổi bệnh nhân ngày càng trẻ hóa, các triệu chứng ban đầu không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Bạn nên lưu tâm nếu có bất cứ triệu chứng nào sau đây:
Đau bụng, chướng bụng: Với sự phát triển của các khối u trong ruột, một số bệnh nhân sẽ gặp phải một số triệu chứng ở vùng bụng như đau bụng, chướng bụng.
Máu trong phân: Cần phân biệt triệu chứng có máu trong phân của bệnh ung thư ruột với bệnh trĩ. Máu trong phân do ung thư ruột kết có thể liên quan đến sự cọ sát của khối u.
Ngoài ra, bệnh nhân có thể thấy bụng có khối cứng, thói quen đi đại tiện thay đổi.
Làm thế nào để tránh ung thư đại tràng?
Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống cần nhiều rau quả tươi, thịt và các loại thực phẩm giàu năng lượng khác, kết hợp ngũ cốc thô và ngũ cốc tinh chế để đảm bảo cơ thể có thể hấp thụ đủ chất xơ. Hạn chế tối đa ăn đường, các chế phẩm từ đường tinh luyện.
Thay đổi lối sống: Người thừa cân cần chú ý giảm cân kịp thời, sử dụng các phương pháp giảm cân khoa học, không nên ăn kiêng và uống thuốc giảm cân. Người có cân nặng hợp lý cũng cần tích cực vận động, nên tập thể dục ít nhất 5 lần/tuần, thời gian mỗi lần tập không dưới 30 phút.
Bác sĩ khuyến cáo người dân độ tuổi 40-74 nên tầm soát ung thư ruột thường xuyên. Đối với những người có tiền sử ung thư, polyp ruột hoặc có các triệu chứng ung thư đại tràng thì nên tầm soát ung thư sớm.