Người phụ nữ bị ghép da “vùng kín” lên mặt phải cầu cứu, sau phẫu thuật diện mạo ra sao?

HOÀNG DƯƠNG - Ngày 06/09/2020 12:16 PM (GMT+7)

Bị chó cắn năm 9 tuổi và được phẫu thuật ghép da nhưng các bác sĩ lại chọn da “vùng kín” để ghép kết quả 20 năm sau cô gái trẻ phải nhận cái kết xấu hổ.

Đầu năm 2020, Crystal Coombs, 30 tuổi, đến từ Jacksonville, Florida đã trở nên nổi tiếng sau khi xuất hiện trong chương trình thực tế Botched (chương trình chuyên về chỉnh sửa và phục hồi những ca phẫu thuật thẩm mỹ thất bại). Cô đã có cơ hội gặp gặp bác sĩ Paul Nassif và bác sĩ Terry Dubrow để chia sẻ về khó khăn của cô khi phải sống chung với da "vùng kín" trên mặt sau khi cô bị một con chó pitbull tấn công.

Bị chó cắn rách mặt, người phụ nữ phải lấy da "vùng kín" ghép mặt

Coombs cho biết năm 9 tuổi cô đã bị chó cắn. Sau đó, cô được đưa đi cấp cứu với vết thương hở khá lớn trên mặt. Bác sĩ cấp cứu khi ấy đã quyết định không khâu vết thương mà khuyên gia đình đưa Coombs đến gặp bác sĩ thẩm mỹ để được điều trị tốt hơn. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sửa chữa phần da bị tổn thương ở xương gò má của Coombs.

"Bác sĩ đề nghị ghép da cho tôi và lấy phần da từ "vùng kín" để ghép lên mặt. Nhưng chẳng cảnh báo bất cứ điều gì về tác dụng phụ sau đó", Coombs nói với bác sĩ Terry Dubrow và bác sĩ Paul Nassif của chương trình. 

Người phụ nữ bị ghép da “vùng kín” lên mặt phải cầu cứu, sau phẫu thuật diện mạo ra sao? - 1

Crystal Coombs mọc lông mu trên mặt vì bác sĩ ghép da từ "vùng kín" của cô lên má sau khi cô bị chó cắn.

Nhiều năm sau, phần da cấy ghép dần trở nên đen sạm và mọc ra những sợi lông cứng khiến Coombs hốt hoảng và lo lắng. Những sợi lông mọc trên vùng da được cấy ghép khác hẳn so với những sợi lông tơ mọc trên cằm của cô, thậm chí nó sần sùi khiến khuôn mặt Crystal trở nên dị dạng. "Phần lông mọc trên má đó thực chất là lông mu”, Coombs chia sẻ.

Ngay khi nghe điều này, cả 2 bác sĩ của chương trình đều vô cùng bối rối khi không hiểu tại sao bác sĩ phẫu thuật lại sử dụng da ở "vùng kín" để ghép da bởi họ có thể dùng da ở vùng không có lông như lưng hoặc bụng của bệnh nhân.

Coombs cũng cho biết cô đã nhổ lông trên mặt nhưng đó chỉ là cách khắc phục tạm thời. Cũng vì vùng da này sẫm màu hơn phần da còn lại nên cô còn dùng chanh đắp mặt với mong muốn làm sáng da. Coombs cũng cho biết trước đây cô không thấy phiền khi trên mặt có mảng da tối lốm đốm những sợi lông. Tuy nhiên kể từ khi làm mẹ, cô bắt đầu lo lắng ngoại hình xấu xí của bản thân sẽ khiến con gái bị những đứa trẻ khác trêu chọc. 

"Lúc đầu, tôi nghĩ nó không ảnh hưởng gì. Nhưng kể từ khi có con gái, tôi thực sự bắt đầu ý thức về điều đó. Con bé mới 6 tháng tuổi thôi nhưng tôi lo lắng về những đứa trẻ sẽ đi học cùng với con. Tôi không muốn con bé bị trêu chọc", Coombs chia sẻ. 

Người phụ nữ bị ghép da “vùng kín” lên mặt phải cầu cứu, sau phẫu thuật diện mạo ra sao? - 2

Coombs lo lắng con gái cô sau này có thể bị bạn bè trêu chọc vì ngoại hình của mẹ.

Diện mạo mới sau khi phẫu thuật

Trước trường hợp của Coombs, các bác sĩ đều cảm thấy việc tái tạo lại phần da trên khuôn mặt của cô khá phức tạp và cần thực hiện thật chuyên nghiệp. Bởi Coombs có mong muốn khiến cho vùng da sẫm màu đỏ thu nhỏ lại nhiều nhất có thể và điều đó không dễ dàng.   

Bác sĩ Dubrow nói: "Trường hợp của Coombs thực sự rất phức tạp. Vùng ghép da đó rất gần với các cấu trúc giải phẫu quan trọng như mũi, má và mắt mà nếu thay đổi, dù chỉ một chút, có thể thay đổi toàn bộ hình dạng của khuôn mặt và trông rất biến dạng."

Người phụ nữ bị ghép da “vùng kín” lên mặt phải cầu cứu, sau phẫu thuật diện mạo ra sao? - 3

Các bác sĩ tin rằng lựa chọn tốt nhất của họ là cắt bỏ mảng da, tạo một túi dọc má Coombs và đặt một dụng cụ mở rộng mô.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ Nassif cho biết tin tốt là các dây thần kinh trên mặt Coombs hoạt động hoàn hảo, nhưng tin xấu là da của cô ấy rất căng.

Bác sĩ tin rằng lựa chọn tốt nhất cho Coombs là cắt bỏ mảng da, tạo một túi dọc má cô và đặt một dụng cụ mở rộng mô. Bác sĩ Nassif giải thích dụng cụ làm giãn mô sẽ giống như một quả bóng lớn được đặt bên dưới da và chứa đầy chất lỏng, cứ vài tuần một lần nó sẽ được bơm lớn hơn để kéo căng các mô da xung quanh nó.   

“Điều đó sẽ giúp tăng thêm độ đàn hồi của da. Vì vậy, khi lấy dụng cụ mở rộng ra, chúng tôi có thể cắt ghép da và sau đó di chuyển mô thừa đó vào chỗ khuyết và khâu nó lại.", bác sĩ Nassif giải thích. 

Coombs được thông báo rằng cô ấy sẽ phải cấy dụng cụ mở rộng mô ở má trong vòng 6-8 tuần nhưng điều đó không khiến cô nản lòng. "Tôi muốn nó biến mất", cô nói về mảng da đầy lông của mình. 

Một vài tuần sau khi đặt dụng cụ mở rộng, bác sĩ Nassif lưu ý rằng làn da của cô ấy đã phản ứng tốt và có thể chỉ cần thêm 4 tuần nữa.

Người phụ nữ bị ghép da “vùng kín” lên mặt phải cầu cứu, sau phẫu thuật diện mạo ra sao? - 4

Diện mạo của Coombs đã thay đổi sau khi được các bác sĩ chỉnh sửa.

Vào ngày phẫu thuật cuối cùng của Coombs là cuối năm 2019, một sai sót nhỏ đã xảy ra khiến bác sĩ Nassif buộc phải rạch một đường quanh gò má của Coombs để lấy mô và nâng cao lên, điều này sẽ để lại cho cô ấy một vết sẹo dài hơn dự đoán. 

Tuy nhiên, bất chấp những thất bại nhỏ, cuộc phẫu thuật đã thành công và Coombs đã có một diện mạo hoàn toàn mới. "Trước đây, tôi đã rất tự ti", cô thừa nhận. "Bây giờ, tôi không còn lo lắng về việc con gái sẽ bị nhiều người thắc mắc về thứ xuất hiện trên gương mặt mẹ con bé. Tôi rất vui mừng và cảm thấy mình đẹp hơn". 

Sau khi kết thúc phẫu thuật, Coombs đã gặp dì Lynette và người bạn thân nhất Dionna để khoe sự biến đổi đáng kinh ngạc của cô, và cả hai đều bị ấn tượng bởi diện mạo mới. "Nhờ bác sĩ Nassif, việc ghép da đã hoàn toàn biến mất", bà mẹ 1 con nói. "Vì vậy, bây giờ, khuôn mặt của tôi cuối cùng mịn màng, cân xứng và không có lông mu."

Người phụ nữ bị ghép da “vùng kín” lên mặt phải cầu cứu, sau phẫu thuật diện mạo ra sao? - 5

Coombs tự tin gặp gỡ người thân và bạn vè với diện mạo mới.

Người phụ nữ bị ghép da “vùng kín” lên mặt phải cầu cứu, sau phẫu thuật diện mạo ra sao? - 6

Coombs hiện có da mặt mịn màng không còn dấu vết của vùng da cũ sau gần 10 tháng phẫu thuật.

Gần 10 tháng sau khi thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa phần da "vùng kín", Coombs đã tự tin khoe gương mặt mới của mình trên trang Instagram cá nhân. Mặc dù thành quả hiện tại trông đã ổn hơn so với trước đây, Coombs cho biết cô vẫn chưa hài lòng lắm. Cô chia sẻ: "Họ đã không thực sự làm tốt lắm, họ đã mắc lỗi và tạo nên một vết sẹo khá dài trên mặt tôi. Thực sự tôi không cảm thấy hài lòng cho lắm."  

Ghép da là một dạng phẫu thuật thông thường thực hiện trên bề mặt da bằng cách lấy một phần da của một vùng khác trên cơ thể để đắp đến một vết thương rách nhằm thúc đẩy quá trình liền thương, cho bề mặt da trở lại nguyên vẹn.

Phương pháp ghép da được áp dụng cho bệnh nhân trong những trường hợp sau đây:

- Nhiễm trùng da gây mất một mảng da lớn

- Bỏng

- Da bị tổn thương hoặc mất một phần da do phẫu thuật thẩm mỹ hoặc phẫu thuật tái tạo

- Phẫu thuật ung thư da

- Các vết loét không lành

- Những vết thương rất lớn

- Vết thương khi giải phẫu không được khâu lại đúng cách.

Người phụ nữ ghép da vùng kín lên mặt nhưng cuối cùng phải xấu hổ vì thứ tế nhị này
Một người phụ nữ đã phải nhờ đến các bác sĩ sau khi phần da ghép trên mặt đột nhiên mọc lông mu.
HOÀNG DƯƠNG
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Chuối xanh có giá trị dinh dưỡng rất đặc biệt. Với hàm lượng chất xơ và tinh bột kháng cao, chuối xanh không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa...

Tin bài cùng chủ đề Các vấn đề sức khỏe khác