Nếu thai kỳ ở tháng thứ 7, 8 vẫn bị nôn ói nghiêm trọng, phụ nữ nên đặc biệt chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của căn bệnh ung thư dạ dày.
Tiểu Dương, 28 tuổi, vừa sinh con vào tháng 5 năm nay. Trong mắt mọi người, Tiểu Dương là người may mắn, hạnh phúc bởi cô có con trai con gái đầy đủ, có người chồng quan tâm chăm sóc, và có công việc ổn định.
Tuy nhiên, thời gian sau khi sinh sự hồi phục của cơ thể không thuận lợi, triệu chứng buồn nôn giống như thời kỳ mang thai ngày càng nghiêm trọng, khẩu vị ngày càng kém, cân nặng cũng không ngừng giảm, khuôn mặt trắng bệch. Cộng thêm việc cho con bú, khiến cuộc sống của Tiểu Dương vô cùng ngột ngạt.
Một tháng sau khi sinh, vì không yên tâm nên người chồng đã đưa cô đến bệnh viện kiểm tra. Nội soi dạ dày cho thấy có một vết loét khổng lồ gần 8cm trong dạ dày, và báo cáo bệnh lý chẩn đoán ung thư dạ dày.
Kiểm tra thêm còn phát hiện trong khoang bụng của Tiểu Dương tích tụ nhiều chất lỏng và nhiều nốt trong ổ bụng. Bác sĩ nói với Tiểu Dương rằng, khối u trong dạ dày rất có thể đã di căn đến toàn bộ khoang bụng. Đơn giản mà nói, Tiểu Dương bị ung thư giai đoạn cuối, không có cơ hội phẫu thuật để cắt bỏ, thời gian sống ước tính khoảng 6 tháng.
Buồn nôn trong tháng thứ 7, 8 của thai kỳ cần phải coi trọng
Phụ nữ mang thai thường xuyên nôn ói, rất dễ bị bỏ qua dấu hiệu ung thư dạ dày
Tại sao ung thư dạ dày giai đoạn cuối mà lại không có bất kỳ dấu hiệu nào? Sau khi suy nghĩ, chồng của Tiểu Dương cho biết, thực tế, khi mang thai lần 1 có làm kiểm tra, phát hiện Tiểu Dương bị viêm dạ dày, lúc này 2 vợ chồng cũng rất chú ý, có gì không ổn đều đến bệnh viện kiểm tra.
Ở lần mang thai thứ 2, hai vợ chồng Tiểu Dương cho rằng bản thân đã có kinh nghiệm, nên bỏ qua cảnh giác. Người chồng nói, khi mới mang thai, Tiểu Dương thường xuyên buồn nôn, nôn ói, đặc biệt là đến tận tháng thứ 7, 8 triệu chứng ngày càng rõ ràng hơn. Hai người nghĩ rằng đó là phản ứng mang thai bình thường, sợ ảnh hưởng đến thai nhi nên cũng không tiến hành kiểm tra và điều trị viêm dạ dày.
Sau khi sinh con, cân nặng của Tiểu Dương giảm đến hơn 5kg, ăn uống không ngon, hai vợ chồng lại nghĩ rằng đó là hiện tượng bình thường sau sinh con, không có vấn đề gì, nhưng không ngờ đó lại là dấu hiệu cảnh báo cơ thể Tiểu Dương đang gặp nguy hiểm.
Tại sao ngày càng có nhiều người trẻ bị ung thư dạ dày?
Nửa năm còn lại của cuộc sống, Tiểu Dương không thể tưởng tượng được bản thân không thể nhìn thấy 2 đứa con trưởng thành vui vẻ khỏe mạnh. Sau đó, theo đề nghị của bác sĩ ở bệnh viện địa phương, Tiểu Dương đã đến Bệnh viện Ung thư thuộc Đại học Khoa học Trung Quốc (Bệnh viện Ung thư Chiết Giang) và tìm đến nhóm của giáo sư Trình Hướng Đông. Bác sĩ Từ Chí Viễn, phó Khoa Tiêu hóa trực tiếp chẩn đoán cho Tiểu Dương.
Bác sĩ Từ Chí Viễn.
Bác sĩ Từ Chí Viễn nói: "Không có gì lạ khi phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ sau sinh phát hiện ung thư dạ dày". Nhiều phụ nữ trong 3 tháng đầu có thể sẽ xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn ói, có phụ nữ sẽ xuất hiện hiện tượng chán ăn. Điều này thường che giấu các dấu hiệu ung thư, đại đa số đều không coi trọng, bởi vì nó là hiện tượng bình thường của thai kỳ. Một việc nữa là do sợ ảnh hưởng đến thai nhi hoặc cho con bú, một số xét nghiệm và điệu trị bị kháng trong giai đoạn mang thai, phần lớn người bệnh đã bị trì hoãn thời gian điều trị tốt nhất”.
Giáo sư Trình Hướng đông cho biết: “Ung thư dạ dày rất phổ biến, trong những năm gần đây những người trẻ bị ung thư dạ dày ngày càng nhiều, đặc biệt là phụ nữ trẻ. Một trong những đặc điểm quan trọng của ung thư dạ dày ở phụ nữ trẻ là mức độ ác tính cao. Hầu hết là ung thư biểu mô tuyến biệt hóa kém hoặc thậm chí ung thư biểu mô tế bào vòng, thường không có triệu chứng điển hình, giai đoạn sớm khó phát hiện, rất dễ gây di căn vào khoang bụng”.
Các biện pháp phòng ngừa ung thư dạ dày
– Hạn chế ăn mặn: Các thực phẩm như cá muối, dưa cà muối tuy rất tiện lợi và dễ ăn nhưng chúng lại cực độc và gây ung thư.
Hạn chế ăn mặn cũng có thể ngừa ung thư dạ dày
– Hạn chế đồ chế biến ở nhiệt độ cao: Thịt hun khói cũng như các đồ nướng, chiên xào thường được chế biến với nhiệt độ cao, thậm chí là chế biến bằng loại dầu ăn sử dụng nhiều lần có chứa nhiều chất gây ung.
– Không ăn những thực phẩm nấm mốc: Một số loại thực phẩm mốc như gạo, ngô, đậu phộng có thể chứa loại chứa chất gây ung thư cực độc, bạn cần loại bỏ ngay những thực phẩm này nếu phát hiện nghi vấn.
– Không sử dụng thuốc lá, rượu bia: Hút thuốc lá và nghiện rượu bia là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư dạ dày.
– Ăn nhiều rau quả tươi: Rau quả là nguồn cung cấp chất xơ và vitamin dồi dào. Việc tăng cường các loại vitamin A,B,E sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt và phòng tránh ung thư dạ dày hiệu quả.
– Điều trị vi khuẩn HP: dùng kháng sinh để điều trị vi khuẩn HP giúp bảo vệ dạ dày và giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.