Cô Tiểu Mẫn, 29 tuổi ở Chu Châu, Trung Quốc đã kết hôn 6 tháng nhưng chồng mãi không chịu làm “chuyện ấy” cho đến khi cô đi khám và tìm ra nguyên nhân.
Tiểu Mẫn và chồng chỉ quen biết 1 tháng đã kết hôn thông qua mai mối. Sau khi về chung một nhà, không hiểu vì lý do gì ngay sau đêm tân hôn, chồng cô không còn muốn “yêu” với vợ. Suốt nửa năm sau khi kết hôn, cả hai vợ chồng đều không làm "chuyện ấy".
Vì điều này mà hai vợ chồng cô đã xảy ra tranh cãi không ít lần, dù đã gặng hỏi lý do nhưng lúc nào người chồng cũng chỉ nói rằng do mệt mỏi. Cuối cùng, trong một lần to tiếng, người chồng đành phải nói sự thật rằng miệng của Tiểu Mẫn rất hôi khiến anh vô cùng khó chịu.
Điều này khiến Tiểu Mẫn rất xấu hổ, cô cũng biết bản thân có tình trạng hôi miệng nên cũng chịu khó vệ sinh răng miệng, tuy nhiên không hiểu sao vẫn có mùi.
Vì muốn cuộc sống vợ chồng yên ấm, Tiểu Mẫn cùng chồng đã tới Bệnh viện chăm sóc răng miệng PKU để kiểm tra. Kết quả cho thấy miệng của Tiểu Mẫn thật sự không có vấn đề nhưng dạ dày của cô thì lại bị nhiễm một lượng lớn vi khuẩn Helicobacter pylori.
Tại sao vi khuẩn Helicobacter pylori gây hôi miệng?
Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), khoảng 90% các nha sĩ đã gặp những bệnh nhân bị hơi thở hôi, gần 50% các nha sĩ nhận được hơn 6 bệnh nhân có hơi thở hôi mỗi tuần. Mọi người nghĩ rằng hơi thở hôi đến từ miệng và liên quan chặt chẽ đến bệnh nha chu và lớp lưỡi.
Tuy nhiên, hầu hết mọi người bỏ qua vấn đề rằng vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylory) cũng có thể gây ra hơi thở hôi. H. pylori giống như một ký sinh trùng trong lớp niêm mạc dạ dày của con người. Tình trạng trào ngược dạ dày do vi khuẩn H.pylory gây ra, mang theo các khí gốc lưu huỳnh trong hệ tiêu hóa đi ngược lên khoang miệng khi bạn ợ hơi, gây ra mùi hôi khó chịu.
Cuối cùng, Tiểu Mẫn đã được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị tại bệnh viện, giúp cô có lại cuộc sống hạnh phúc.
Trong thực tế, H.pylori không chỉ khiến cho hơi thở có mùi, nó có thể làm hỏng lớp niêm mạc của dạ dày, gây viêm loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính và thậm chí có thể dẫn tới ung thư dạ dày.
Ngoài các loại thuốc điều trị, năm loại thực phẩm dưới đây là những kẻ thù tự nhiên của vi khuẩn H.pylori:
1. Bắp cải
Bắp cải có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn khác nhau như Helicobacter pylori. Bên cạnh đó, bắp cải có thể kích thích tế bào dạ dày tiết ra chất nhầy để tạo thành một hàng rào cô lập các axit, bảo vệ dạ dày khỏi những tác hại.
Bạn có thể làm nước ép bắp cải pha thêm chút mật ong để uống.
2. Mật ong
Mặc dù mật ong là một loại thực phẩm ngọt, nhưng ăn mật ong sẽ không gây ra quá nhiều đường. Bởi vì mật ong có tác dụng chống viêm và diệt khuẩn đáng kể, nó có thể điều tiết sự tiết acid dạ dày và mật ong cũng có thể giúp sửa chữa những vết loét dạ dày.
3. Bồ công anh
Bồ công anh được xem như loại thuốc từ tự nhiên, có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. Ngoài ra, bồ công anh còn được mệnh danh là "kháng sinh tự nhiên", giúp điều trị viêm dạ dày.
Nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra rằng bồ công anh có tác dụng điều trị bệnh loét dạ dày, khiến Helicobacter pylori biến đổi âm tính. Hơn nữa, nó có thể làm giảm đáng kể sự tổn thương niêm mạc dạ dày gây ra bởi căng thẳng.
Bạn có thể pha trà bồ công anh để uống rất tốt cho sức khỏe.
4. Tỏi
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thích ăn tỏi sống có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày rất thấp vì tỏi rất giàu allicin, có thể làm giảm đáng kể hàm lượng nitrit trong dạ dày và giảm tổng hợp nitrosamine, tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori.
Tuy nhiên, tỏi sống khá cay và khó chịu, những người có dạ dày yếu vẫn nên hạn chế.
5. Bông cải xanh
Bông cải xanh có rất nhiều sulforaphane, một chất có thể giúp mọi người chống lại vi khuẩnHelicobacter pylori, cũng có thể ức chế sự lan truyền của vi khuẩn Helicobacter pylori đến một mức độ nhất định.
Do đó, bệnh nhân có vấn đề về dạ dày có thể ăn bông cải xanh nhiều hơn.