Một người phụ nữ đã vô cùng lo lắng khi mỗi lần cô cười thì tự động phần dưới cơ thể sẽ "chảy nước" khiến cô vô cùng xấu hổ phải tìm đến bác sĩ.
Cô Wang, 55 tuổi gần đây đã đến khoa Phụ khoa, bệnh viện Trịnh Động để gặp bác sĩ Wang Jun. Cô ái ngại nói với bác sĩ: “Bác sĩ Wang, bác sĩ có thể cắt tử cung của tôi đi được không?”
Lời đề nghị kỳ lạ của nữ bệnh nhân khiến bác sĩ Wang ngạc nhiên, hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra với cô? Tại sao cô lại muốn cắt tử cung?”
Lúc này, bà Wang mới bất lực nói: “Tôi không dám cười kể từ sau 35 tuổi. Bởi mỗi khi tôi cười, nước tiểu lại rỉ ra. Suốt 20 năm qua tôi không dám cười, cũng ngại đi ra ngoài. Hàng xóm của tôi nói cô ấy đã từng làm loại phẫu thuật này do chính bác sĩ tiến hành. Tôi nghĩ cắt tử cung sẽ giải quyết được vấn đề của mình nên đã đến gặp bác sĩ.”
Sau khi nghe nữ bệnh nhân thành thật chia sẻ, bác sĩ Wang đã khuyên bà nên đi kiểm tra chi tiết để xác định được chính xác nguyên nhân rồi mới xem xét cần phải phẫu thuật hay không.
Bác sĩ Wang cũng giải thích: “Bệnh này không ảnh hưởng đến việc ăn uống. Người mắc bệnh nếu không cười thì sẽ không bị rò rỉ nước tiểu, bệnh này trong y học gọi là tiểu không tự chủ căng thẳng.
Nước tiểu tự động chảy ra khi áp lực ổ bụng đột ngột tăng. Những người mắc bệnh nếu cười, ho, hắt hơi, một chút nước tiểu sẽ bị rò rỉ đột ngột, và không thể nào kiểm soát. Điều này thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh nở tự nhiên, người già,"
Chứng bệnh này có 2 phương pháp điều trị hoặc là điều trị không phẫu thuật hoặc điều trị bằng phẫu thuật .
Phương pháp điều trị không phẫu thuật bao gồm tập luyện cơ sàn chậu, kích thích điện sàn chậu, tập luyện bàng quang và điều trị estrogen tại chỗ. 30%-60% bệnh nhân trải qua điều trị không phẫu thuật có thể cải thiện triệu chứng và chữa chứng tiểu không tự chủ do căng thẳng nhẹ. Ngoài ra, tập thể dục Kegel sau khi sinh con rất hữu ích cho phụ nữ bị tiểu không tự chủ sau sinh.
Phương pháp phẫu thuật để điều trị tiểu không căng thẳng thường được thực hiện sau khi bệnh nhân đã sinh xong. Điều trị phẫu thuật có nhiều lựa chọn khác nhau như:
- Tiêm Botulinum toxin: làm tê cơ bàng quang và giảm tình trạng bàng quang hoạt động quá mức.
- Tiêm Bulking: giúp làm chắc cơ niệu đạo và giảm rò rỉ nước tiểu.
- Phẫu thuật tạo cơ vòng bàng quang nhân tạo: Một thiết bị được cấy quanh cổ bàng quang, giữ cho cơ vòng đóng chặt. Khi muốn tiểu, bệnh nhân sẽ nhấn một van được cấy dưới da, giúp cho vòng mở và thoát nước tiểu ra ngoài.
Một số biện pháp khác giúp giảm sự rò rỉ nước tiểu như kích thích thần kinh xương cùng, phẫu thuật slings, TVT, TOT hoặc treo cổ bàng quang…
Sau khi cô Wang được khám cẩn thận, bác sĩ Wang Jun đề nghị cô Wang trước tiên thực hiện một khóa luyện tập cơ sàn chậu. Vì cô Wang đã mãn kinh nên việc điều trị sẽ kết hợp với dùng kem estrogen.
Vài ngày trước, cô Wang đã vui vẻ tới gặp bác sĩ nói: "Cảm ơn bác sĩ Wang! Nếu không nhờ bác sĩ, tôi có thể phải cắt bỏ tử cung!"
Bác sĩ Wang Jun.
Chứng tiểu không tự chủ là gì?
Tiểu không kiểm soát là một bệnh khó nói và thường chỉ ảnh hưởng lên phụ nữ. Những người phụ nữ sinh nở nhiều khiến sàn chậu bị suy yếu, lực co thắt của các cơ vòng bàng quang và các cơ tầng sinh môn bị giảm, làm cho khả năng kiềm chế đi tiểu không còn được hoàn hảo. Ngoài ra, các bệnh lý rối loạn thần kinh tự chủ do đái tháo đường hay chấn thương tủy sống cũng có thể gây ra tiểu không kiểm soát, nhưng nhóm nguyên nhân này không nhiều.
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát, bao gồm:
Giới tính: nữ dễ bị tiểu không kiểm soát do chịu đựng việc tăng áp lực ổ bụng. Sự khác biệt này là do các tình trạng mang thai, sinh đẻ, mãn kinh và giải phẫu ở nữ. Tuy nhiên, nam giới có vấn đề về tuyến tiền liệt có nguy cơ tiểu không kiểm soát khi đi vệ sinh gấp hoặc do bàng quang quá đầy.
Tuổi tác: khi bạn lớn tuổi, cơ bàng quang và niệu đạo yếu đi. Những thay đổi này làm giảm lượng nước tiểu mà bàng quang có thể chứa được và tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thừa cân: tình trạng này làm tăng áp lực lên cơ bàng quang và các cơ lân cận, làm chúng yếu đi và gây nước tiểu rỉ ra khi ho hoặc hắt hơi.
Các bệnh lý khác: bệnh lý thần kinh hoặc tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát